+Aa-
    Zalo

    Hà Nội sẽ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên: Điều kiện là gì?

    (ĐS&PL) - Sở Nội vụ Hà Nội vừa có công văn về việc thẩm định, rà soát tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp (CDNN) giáo viên mầm non và phổ thông công lập.

    Mới đây, Sở Nội vụ Hà Nội vừa có công văn về việc thẩm định, rà soát tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng CDNN giáo viên mầm non và phổ thông công lập.

    Theo đó, Hà Nội sẽ tổ chức xét tuyển thông qua hồ sơ để thăng hạng CDNN giáo viên thay vì thi tuyển như kế hoạch trước đó.

    Cụ thể, Sở Nội vụ Hà Nội yêu cầu các đơn vị phối hợp triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến việc xét thăng hạng CDNN cho giáo viên.

    Theo Sở Nội vụ Hà Nội, trong những năm qua, thành phố đã quan tâm thực hiện việc nâng ngạch công chức, thăng hạng CDNN viên chức nhằm mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ công chức, viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm.

    Đối với viên chức ngành giáo dục, thành phố đã tổ chức thăng hạng CDNN giáo viên từ năm 2020. Từ năm 2020 đến nay, các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng CDNN giáo viên đã có nhiều thay đổi.

    ha noi se xet thang hang chuc danh nghe nghiep cho giao vien dieu kien la gi dspl 8
    Hà Nội sẽ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên. Ảnh minh họa 

    Trong báo cáo số liệu của Sở Nội vụ Hà Nội từ 33 cơ quan, đơn vị, xét chức danh nghề nghiệp giáo viên năm 2023 có 32.167 hồ sơ đăng ký thăng hạng từ hạng III lên hạng II. Trong đó, giáo viên mầm non là 20.392 người, giáo viên tiểu học là 5.716 người, giáo viên THCS là 2.790 người, giáo viên THPT là 3.269 người.

    Đáng chú ý, trước đó, 4.403 giáo viên thuộc nhiều cấp học trên địa bàn thành phố Hà Nội kiến nghị về hồ sơ dự thăng hạng CDNN giáo viên từ hạng III lên hạng II với 2 nội dung chính là chuyển hình thức thi thành xét tuyển và vẫn xét giáo viên có bằng đại học chưa đủ 9 năm nhưng có nhiều năm kinh nghiệm.

    Như vậy, theo công văn này, Sở Nội vụ đã thay đổi quyết định thi tuyển như trước đây chuyển thành xét tuyển đối với những hồ sơ đã nộp, đúng tâm nguyện và kiến nghị của giáo viên thủ đô. Tuy nhiên, việc giáo viên chưa đủ 9 năm có đại học vẫn chưa được chấp thuận do còn vướng mắc Thông tư 08.

    Cũng theo chỉ đạo của Sở Nội vụ Hà Nội, nhiều cơ quan, đơn vị đề xuất thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng III lên hạng II chưa đảm bảo cơ cấu, chưa đúng đối tượng và điều kiện, tiêu chuẩn thăng hạng. Cá biệt có đơn vị xây dựng cơ cấu chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II là 100%.

    Vẫn còn hiện tượng nể nang, né tránh, cào bằng trong việc đánh giá, thiết lập hồ sơ, tài liệu đề xác định tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp, từ đó có tình trạng đơn vị cấp dưới đùn đẩy hồ sơ, danh sách thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên cấp trên để né tránh trách nhiệm giải quyết.

    Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thực hiện nghiêm túc, Sở Nội vụ đề nghị rà soát tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập khách quan, công bằng và đúng đối tượng. Rà soát người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thăng hạng viên chức giáo viên đảm bảo đúng đối tượng, khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật; đảm bảo cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp của đơn vị và yêu cầu của vị trí việc làm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    Không đề xuất tràn lan, không đúng đối tượng dự thăng hạng lên hạng II, đảm bảo theo đúng yêu cầu tại Điều 31 Luật viên chức: "Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật".

    Thủy Tiên(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-noi-se-xet-thang-hang-chuc-danh-nghe-nghiep-cho-giao-vien-dieu-kien-la-gi-a598334.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bỏ phụ cấp thâm niên, lương của giáo viên lâu năm có bị giảm?

    Bỏ phụ cấp thâm niên, lương của giáo viên lâu năm có bị giảm?

    Theo nội dung cải cách chính sách tiền lương nếu được thông qua, sẽ có nhiều thay đổi trong cách tính lương của người lao động. Mức lương của công chức sẽ không tính theo hệ số lương cơ sở như hiện nay mà sẽ được tính từ 3 khoản: lương, phụ cấp và thưởng. Tuy nhiên có một số khoản phụ cấp sẽ bị bãi bỏ.