+Aa-
    Zalo

    Hà Tĩnh: Xuất hiện thêm bản Truyện Kiều in bằng chữ Quốc ngữ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thông tin từ ông Hồ Bách Khoa, Trưởng ban quản lý Khu di tích Nguyễn Du (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị mới tiếp nhận thêm 1 cuốn Truyện Kiều in bằng chữ Quốc ngữ.

    (ĐSPL) - Thông tin từ ông Hồ Bách Khoa, Trưởng ban quản lý Khu di tích Nguyễn Du (Hà Tĩnh) cho biết, vừa qua, khu di tích mới tiếp nhận thêm 1 cuốn Truyện Kiều in bằng chữ Quốc ngữ.

    Theo đó, vào ngày 15/10, Ban Quản lý di tích Nguyễn Du tiếp nhận cuốn "Kim - Túy - Tình - Từ" (thường gọi là Truyện Kiều - PV) in bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1917,  từ Họa sỹ Lê Anh Tuấn - Hội Viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.

    Trang bìa trong của cuốn "Kim túy tình từ" được in bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1917 tại Sài Gòn.

    Cuốn sách được in lần thứ nhất tại nhà in Sài Gòn năm 1917, có khổ 22cm x 16cm, 157 trang (cả phần phụ lục), do ông Phạm Kim Chi dịch ra chữ Quốc ngữ.

    Ông Hồ Bách Khoa cho biết: “Cuốn sách đã ngả màu vàng, mất trang bìa chính, từ trang bìa trong đến phần phụ lục đang được giữ nguyên. Đặc biệt cuốn sách có bài tựa của Tiến sỹ Nguyễn  Mai (dòng họ Nguyễn Tiên Điền) nói về "Kim -Túy - Tình - Từ", do ông Hoàng Thúc Mậu phụng dịch”.

    Cuốn sách có bài tựa của Tiến sỹ Nguyễn Mai (dòng họ Nguyễn Tiên Điền).

    Như vậy, đến nay, ngoài bản in của ông Phạm Kim Chi về Truyện Kiều bằng chữ quốc ngữ thì trước đó xuất hiện thêm 2 bản dịch khác. Đầu tiên là của Trương Vĩnh Ký (in năm 1875), bản thứ hai là của Nguyễn Văn Vĩnh (in năm 1912) tại nhà in Ích Ký (Hà Nội).

    Một trang bên trong của cuốn "Kim Túy Tình Từ" được viết bằng chữ Quốc ngữ.

    "Cuốn "Kim -Túy - Tình -Từ" được đánh giá là một trong những cổ thư quý hiếm. Cuốn sách sẽ được Ban quản lý di tích Nguyễn Du giới thiệu, trưng bày vào bộ sưu tập các bản dịch Truyện Kiều qua các thời kỳ nhân dịp Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 2015) vào cuối năm 2015", ông Khoa cho biết thêm.

    Truyện Kiều lúc đầu được Nguyễn Du đặt tên là Đoạn trường Tân Thanh, nghĩa là: Tiếng nói mới đứt ruột. Được viết dựa theo một tác phẩm cổ của Trung Quốc có tên là: Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả sống vào đời nhà Thanh.

    Nội dung của Kim Vân Kiều truyện bắt nguồn từ một câu truyện có thật xảy ra từ thời nhà minh. Tại vùng quê phía Đông Trung Quốc, một toán cướp biển do Từ Hải cầm đầu thường xuyên đánh phá vùng Giang Đông. Triều đình cử quan Tổng Đốc Hồ Tôn Hiến cầm quân đánh dẹp toán giặc biển này. Câu chuyện được Mao Khôn, một người trong quân đội Hồ Tôn Hiến ghi lại trong sách: Ký tiểu trừ Từ Hải bản mạt.

    Câu chuyện này về sau được nhiều người viết đi viết lại. Đới Sĩ Lâm viết: Lý Thúy Kiều truyện; Dư Hoài viết: Vương Thúy Kiều truyện; Trần Thụ cơ viết: Hồ Thiếu Bảo bình nguy tấu tích; Mộng Giác Đạo Nhân viết: Từ tạ Từ Hải Nghĩa…

    Về thời điểm viết Truyện Kiều hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Theo học giả Đào Duy Anh, Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào lúc ông giữ chức Quan Đông Các, tức là từ năm 1805 - 1809.Có ý kiến cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào những năm ông về sống ẩn dật tại quê nhà (1796 - 1802).

    Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ bằng hồi, nhưng bố cục vẫn theo Kim Vân Kiều truyện.  Ông chỉ bớt đi những chi tiết rườm rà, những câu văn dài dòng, vô ích, các bài thơ ca cũng bớt. Nguyễn Du chỉ lấy ý tứ và một số hình ảnh tiêu biểu nhất đem diễn tả bằng thơ lục bát với 3.254 câu. 

    NGỌC TUẤN

    [mecloud]Ix93mg6vbE[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-tinh-xuat-hien-them-ban-truyen-kieu-in-bang-chu-quoc-ngu-a115447.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.