+Aa-
    Zalo

    Hãi hùng trước phương pháp làm đẹp da bằng máu của phái đẹp

    • DSPL
    ĐS&PL “Làm đẹp da bằng máu” - chỉ nghe thôi đã thấy sợ, ấy vậy mà phương pháp làm đẹp này đang được rất nhiều chị em phụ nữ tìm đến.

    “Làm đẹp da bằng máu” - chỉ nghe thôi đã thấy sợ, ấy vậy mà phương pháp làm đẹp này đang được rất nhiều chị em phụ nữ tìm đến. Không cần biết liệu phương pháp làm đẹp bằng máu này có tác dụng thật hay không, nhưng phái đẹp vẫn bất chấp để thoả mãn khát vọng được trẻ hoá, được trở nên tươi tắn như thủa đôi mươi với làm da căng bóng, trắng khoẻ.

    Tìm hiểu kỹ thuật PRP

    Liệu pháp tiêm “huyết tương giàu tiểu cầu”, tiếng Anh gọi là “Platelet Rich Plasma”, viết tắt là PRP - làm đẹp bằng máu là phương cách sử dụng một số thành phần có trong máu của chính mình để giúp giữ gìn và phục hồi nhan sắc của cơ thể, mà chủ yếu là sự tươi trẻ của làn da.

    Quy trình thực hiện kỹ thuật không có gì phức tạp. Sau khi một lượng máu nhỏ khoảng 30ml được lấy ra khỏi cơ thể giống như cách lấy máu khi làm xét nghiệm, chúng sẽ được xử lý bằng thiết bị ly tâm chuyên dụng để có được dung dịch huyết tương chứa khối lượng tiểu cầu nhiều gấp 3 - 7 lần máu bình thường (máu bình thường có 150.000 - 400.000 tiểu cầu/mm3). Đó chính là huyết tương đã được làm giàu tiểu cầu. Chính vì thế mà kỹ thuật này có tên là PRP (Platelet Rich Plasma) - huyết tương giàu tiểu cầu. Khi sử dụng, huyết tương này có thể được pha thêm một số thành phần khác như các vitamin, fillers, collagen,... và được đưa vào các vùng cơ thể với độ nông sâu khác nhau tùy theo yêu cầu điều trị bằng các dụng cụ như kim chích, kim lăn (roller) hay cây bút.

    Sau khi được đưa vào cơ thể, dung dịch huyết tương giàu tiểu cầu này sẽ giải phóng hàng loạt các yếu tố tăng trưởng giúp tái tạo tế bào mô cơ thể làm các vết thương mau lành và ngăn cản quá trình lão hóa da và các thành phần mô khác của cơ thể.

    Những hệ luỵ của kỹ thuật PRP

    Trao đổi với báo chí, TS-BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Tạo hình-Thẩm mỹ của BV ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết máu sau khi được ly tâm sẽ tạo ra tiểu cầu, bạch cầu và huyết tương. Phần được sử dụng trong phương pháp làm đẹp PRP chính là huyết tương nhiều tiểu cầu. Nhân viên thẩm mỹ sẽ dùng dụng cụ để tạo những vết lõm nông sâu nhất định trên khuôn mặt nhằm giúp huyết tương thấm sâu hơn dưới bề mặt da. Quy trình lăn kim sẽ gây thủng da, chảy máu, theo đó tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng cao. “Đó là chưa kể quá trình lăn kim sẽ tác động cả vào những mô lành trên da, có nguy cơ lây nhiễm các bệnh như viêm gan siêu vi B, C, HIV… nếu dụng cụ lăn kim không được sát trùng kỹ” - ông Tuấn cảnh báo.

    Mặt khác, trong quá trình đưa huyết tương vào dưới da có thể các bác sĩ sẽ trộn thêm một số loại vitamin, collagen,… làm biến đổi tính chất của huyết tương, dẫn đến nguy cơ dị ứng, tác dụng xấu thêm cho da.

    Theo tạp chí Cosmetic Surgery - một trong những tạp chí chuyên về phẫu thuật thẩm mỹ uy tín nhất thế giới, thì việc tiêm PRP để làm đẹp sẽ gây ra những hệ quả như đau và sưng ở vùng tiêm, nhiễm khuẩn nếu dụng cụ không được vô khuẩn tuyệt đối, có thể sốc phản vệ - tuy rất hiếm - mặc dù PRP được lấy từ chính bản thân người ấy. Nếu quá trình chích hút huyết tương giàu tiểu cầu mà hút lẫn hồng cầu thì những hồng cầu này dễ kết lại thành cục máu đông, hoặc trong quá trình tiêm, kim tiêm làm tổn thương mạch máu lớn dẫn đến sự hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông di chuyển lên não, nó sẽ gây nhồi máu não - là tai biến rất nặng, có thể tử vong hoặc di chứng liệt suốt đời. Di chuyển xuống ruột, nó gây nhồi máu mạc treo mà nếu không mổ cấp cứu kịp thời, cũng dễ dẫn đến tử vong. Di chuyển xuống chân, nó gây viêm tắc tĩnh mạch chi dưới...

    Vì vậy, GS Phan Toàn Thắng (Đại học Quốc gia Singapore)nhận định, để sử dụng phương pháp làm đẹp da bằng máu một cách an toàn, hiệu quả, chị em không nên qua những được qua những cơ sở spa, thẩm mỹ không có bác sĩ chuyên khoa. Ở những nơi này, việc tiến hành làm đẹp da bằng máu có thể gặp phải những tai biến không mong muốn vì không đảm bảo phương pháp chọc, rút máu, li tâm.

    "Nếu không có chuyên môn về y khoa, bạn có thể được chọc không đúng ven, gây nhiễm khuẩn. Nhất định là phải có bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao trong lĩnh vực chuyên trách này. Do đó, với những cơ sở làm đẹp thông thường thì bạn không nên làm", GS Thắng cho biết.

    Phái đẹp vẫn bất chấp mọi rủi ro để tìm đến kỹ thuật trẻ hoá da bằng máu

    Tiêu biểu cho kỹ thuật rùng rợn này là cô Kim siêu vòng 3 của xứ Hollywood Kim Kardashian, cô từng khiến fan phát hoảng khi chụp ảnh với khuôn mặt đẫm máu đăng trên instagram cá nhân. Theo đó, nữ diễn viên đã đến Viện Thẩm mỹ Miami (Miami Institute for Age Management) để tiến hành làm đẹp da bằng máu hay còn gọi là phương pháp sử dụng máu tự thân để trẻ hóa làn da.

    Cô Kim siêu vòng 3 của xứ Hollywood bất chấp rủi ro tìm đến phương pháp trẻ hoá da bằng máu.

    Chưa hết, để làm đẹp bản thân, không ít chị em đã tìm đến cả phương pháp cho đỉa hút máu. Mở đầu cho trào lưu làm đẹp này là diễn viên Demi Moore. Những con đỉa trở nên bớt đáng ghét hơn vì công dụng giải độc cơ thể của chúng. Ngoài ra còn có phương pháp làm đẹp da bằng cách tẩy tế bào chết bằng phân chim sơn ca, đắp mặt nạ nhau thai người, dùng cá rỉa da để làm sạch da…

    Thậm chí có chị em còn làm đẹp da ằng cách cho đỉa hút máu.

    Dù là kỹ thuật làm đẹp da bằng máu hay kỹ thuật làm đẹp da bằng đỉa đi chăng nữa thì mặt trái của các kỹ thuật làm đẹp này đều tiềm ẩn những rủi ro vô cùng lớn. Chị em chớ có dại dột mà đùa rỡn tính mạng mình chỉ vì khát khao làm đẹp.

    Mỹ An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hai-hung-truoc-phuong-phap-lam-dep-da-bang-mau-cua-phai-dep-a207948.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan