+Aa-
    Zalo

    Hai phương án khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công

    • DSPL
    ĐS&PL Hai phương án được đề xuất là khoán gọn theo chức danh, tiêu chuẩn sử dụng xe và phương án thanh toán theo thực tế theo quãng đường, đơn giá dịch vụ trên thị trường.

    Hai phương án được đề xuất là khoán gọn theo chức danh, tiêu chuẩn sử dụng xe và phương án thanh toán theo thực tế theo quãng đường, đơn giá dịch vụ trên thị trường.

    Báo VnExpress đưa tin, Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ôtô để xin ý kiến nhân dân.

    Theo dự thảo, để đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả hơn trong việc sử dụng tài sản công, các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên đang có xe đưa đón sẽ khoán kinh phí từ nơi ở đến nơi làm việc. Những cán bộ này khi đi công tác sẽ được bố trí xe phục vụ chung hoặc nhận khoán kinh phí, thuê xe dịch vụ.

    Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

    Theo báo Chính Phủ, mức khoán kinh phí sử dụng xe, dự thảo nêu rõ, căn cứ tình hình thực tế, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng quyết định thành lập, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác của các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe theo một trong 2 phương án sau:

    Phương án 1 (khoán gọn): Căn cứ khoảng cách đưa, đón đối với chức danh quy định; tần suất, khoảng cách đi công tác của chức danh đủ điều kiện sử dụng xe ô tô và đơn giá dịch vụ vận chuyển của phương tiện tương đương trên thị trường tại địa phương để xác định mức khoán cụ thể cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe.

    Bộ, cơ quan trung ương, Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng quyết định thành lập, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mức khoán gọn.

    Phương án 2 (thanh toán theo thực tế): Thanh toán theo km thực tế và đơn giá dịch vụ của phương tiện vận tải tương đương trên thị trường.

    Việc xác định đơn giá dịch vụ của phương tiện vận tải tương đương trên thị trường để thanh toán cho đối tượng khoán do Bộ, cơ quan trung ương, Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng quyết định thành lập, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định.

    Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp quyết định hình thức, mức khoán cố định theo tháng hoặc thanh toán trên cơ sở khoảng cách thực tế để áp dụng cho các chức danh thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tập đoàn quyết định hình thức, mức khoán cố định theo tháng hoặc thanh toán trên cơ sở khoảng cách thực tế để áp dụng cho các chức danh thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hai-phuong-an-khoan-kinh-phi-su-dung-xe-o-to-cong-a196139.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan