+Aa-
    Zalo

    Hải quân Trung Quốc đe dọa thương mại thế giới?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Một cuộc xung đột trong khu vực Biển Đông rất có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng, làm gián đoạn một phần cốt tử của thương mại thế giới.
    (ĐSPL) - Một cuộc xung đột trong khu vực Biển Đông rất có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng, làm gián đoạn một phần cốt tử của thương mại thế giới.
    Theo tổ chức Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), trong năm 2010, khoảng 8,4 tỷ tấn hàng hóa được vận chuyển qua khu vực Biển Đông, tức là gần bằng một nửa tổng khối lượng chuyên chở hàng hóa toàn thế giới.
    Hải quân Trung Quốc đe dọa thương mại thế giới?

    Khoảng 8,4 tỷ tấn hàng hóa được vận chuyển qua khu vực Biển Đông, chiếm gần một nửa tổng khối lượng chuyên chở hàng hóa toàn thế giới.

    Bộ Thương mại Mỹ cho biết, trong năm 2013, Mỹ xuất khẩu 79 tỷ USD hàng hóa sang các nước trong khu vực Biển Đông và nhập khẩu 127 tỷ USD từ những quốc gia này. Đô đốc hải quân Mỹ Robert Willard thẩm định rằng nếu tính cả hàng hóa chỉ đi qua Biển Đông, tổng giá trị hàng hóa được vận chuyển hàng năm qua vùng này lên tới 5,3 nghìn tỷ USD, trong đó có 1,2 nghìn tỷ của Mỹ.
    Đài truyền hình CNBC dẫn lời giáo sư Peter Dutton - chuyên gia nghiên cứu chiến lược, phụ trách Viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc, thuộc Học viện Hải Chiến Mỹ - nhận định căng thẳng ở Biển Đông gây ra nhiều rủi ro cho an ninh kinh tế toàn cầu. Một cuộc xung đột giữa Trung Quốc với một trong những nước láng giềng nhỏ bé cũng có thể gây rối loạn đối với các tuyến vận tải hàng hải qua Biển Đông và qua đó, ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Tuy không cho rằng xung đột có thể xảy ra, nhưng giáo sư Peter Dutton nói: “Một sự gián đoạn giao thông hàng hải trong vòng 3 tuần cũng có thể gây ra tác động tác kể”. Theo ông, cho dù tàu bè các nước vẫn tiếp tục qua lại Biển Đông khi xảy ra xung đột, chi phí bảo hiểm “sẽ rất cao”.
    Hải quân Trung Quốc đe dọa thương mại thế giới?

    Một cuộc xung đột giữa Trung Quốc với một trong những nước láng giềng nhỏ bé cũng có thể gây rối loạn đối với các tuyến vận tải hàng hải qua Biển Đông.

    Lo ngại về an ninh kinh tế còn xuất phát từ một yếu tố khác. Đó là chính sách kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc. Giáo sư Dutton nhận xét rằng trong những năm qua, Bắc Kinh đã tỏ rõ ý định muốn kiểm soát tất cả các vùng biển, tuyến hàng hải mà họ cho rằng thuộc vùng ảnh hưởng của Hải quân Trung Quốc. Xu hướng này ngược lại hoàn toàn với chuẩn mực chung toàn cầu về tự do lưu thông ở đại dương. Ông nói: “Mối lo ngại của chúng tôi là Trung Quốc định ra các quyền rộng rãi để kiểm soát các vùng theo luật lệ của họ và giành quyền cấm các tàu bè quân sự nước ngoài qua lại”. Nếu điều này xảy ra, các nước khác trong khyu vực cũng sẽ làm cái điều tương tự. Mặt khác, Trung Quốc cũng không có đủ khả năng để điều phối các hoạt động hàng hải trong một vùng biển rộng lớn như vậy.
    Hải quân Trung Quốc đe dọa thương mại thế giới?

    Bắc Kinh đã tỏ rõ ý định muốn kiểm soát tất cả các vùng biển, tuyến hàng hải mà họ cho rằng thuộc vùng ảnh hưởng của Hải quân Trung Quốc.

    Theo RFI, một số nhà phân tích không nghĩ rằng các tuyến giao thông hàng hải ở Biển Đông sẽ trở thành khu vực tranh chấp. Ông Gary Li, chuyên gia về hàng hải, thuộc IHS Maritime nhận định rằng khó có thể xảy ra rối loạn trên các tuyến hàng hải vì “tất cả mọi người đều cần các tuyến đường này, nhất là Trung Quốc”.
    Trước phản ứng yếu ớt của các nước Đông Nam Á, Trung Quốc sẽ từng bước củng cố các đòi hỏi chủ quyền biển đảo và Bắc Kinh không làm việc này một cách nhanh chóng. Ông Zachary Abuza - chuyên gia về an ninh Đông Nam Á - nói: “Trung Quốc làm theo kiểu cắt lát xúc xích, thôn tính từng hòn đảo, từng bãi đá. Đây chính là điều đang xảy ra…”.
    Hải quân Trung Quốc đe dọa thương mại thế giới?

    Giàn khoan dầu khí: Một công cụ xâm lấn Biển Đông của Trung Quốc.

    Chính vì thế, trước nguy cơ đe dọa tự do lưu thông hàng hải, mỗi nước đều tính toán trong việc có nên phản ứng hay không và phản ứng ra saoể bảo vệ quyền lợi của mình. Những tính toán này được thể hiện rõ trong vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu tại nơi mà Việt Nam khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình, hồi đầu tháng Năm vừa qua.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hai-quan-trung-quoc-de-doa-thuong-mai-the-gioi-a49051.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan