+Aa-
    Zalo

    Hai thử thách các doanh nghiệp bán lẻ cần vượt qua khi kinh doanh trực tuyến

    • DSPL
    ĐS&PL Mạng xã hội phát triển là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ chuyển dịch và mở rộng kinh doanh trên môi trường trực tuyến. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bán lẻ cũng phải đối diện với nhiều thách thức xuyên suốt quá trình triển khai đưa một sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Vậy những thử thách đó là gì? Và đâu là những điều mà các doanh nghiệp bán lẻ cần lưu ý để tránh mắc phải sai lầm?

    Trong những năm gần đây, kinh doanh trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Thị trường kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Thói quen của người tiêu dùng có sự chuyển dịch từ mua truyền thống sang các nền tảng mua hàng online. Từ đó, mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp bán lẻ – một giải pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh chóng và hiệu quả nhưng chưa được khai thác hết.

    Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bán lẻ vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn khi triển khai hình thức kinh doanh này. Điều gì khiến họ gặp khó khăn? Cùng tìm hiểu những thử thách mà các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam từng gặp phải thông qua chia sẻ của anh Nguyễn Hoàng Phước trong giới marketing thường được biết đến với tên gọi Phuoc Alan, tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh trường Đại Học Tài Chính – Marketing Tp.Hồ Chí Minh, với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital Marketing, đã và đang cố vấn, trực tiếp hỗ trợ triển khai chiến lược kinh doanh trực tuyến cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ, kinh doanh online tại Việt Nam: VIP English, Fungroup, Sala Group,…

    image1

    Chào anh Phuoc Alan! Theo anh, hành vi đặc trưng của người mua sắm trực tuyến là gì?

    Theo một số nghiên cứu, có 04 yếu tố được người tiêu dùng trực tuyến ưu tiên chọn lựa hàng đầu lần lượt là: chất lượng/sản phẩm dịch vụ; giá cả của sản phẩm/dịch vụ; uy tín của người bán/website và thương hiệu của sản phẩm/dịch vụ.

    Tuy nhiên, kinh qua nhiều dự án với nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau tôi nhận ra một điều: “Khách hàng thường quyết định theo cảm xúc nhưng lại chỉ mua khi đã hiểu biết về sản phẩm, tính toán lợi ích cho bản thân và so sánh giá trị nhận được từ sản phẩm”. 

    image2

    Như vậy, những hành vi trên ảnh hưởng như thế nào đến việc triển khai sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng?

    Các doanh nghiệp bán lẻ, kinh doanh trực tuyến nên làm lúc này chính là hiểu yếu tố tâm lý quan trọng nào thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm, thương hiệu để thiết kế tạo ra những thông điệp chạm đúng cảm xúc của khách hàng. Sự thấu hiểu khách hàng là việc tìm cách thấu hiểu sâu sắc ý nghĩ, mong muốn, sự thật ẩn dấu nằm sâu trong tâm trí người tiêu dùng. Khi thông điệp đã chạm đến cảm xúc của khách hàng và họ để lại thông tin mua hàng thì việc còn lại chỉ là khâu tư vấn và chốt của sale mà thôi.

    Từ kinh nghiệm của mình, theo anh thì đâu là những khó khăn các doanh nghiệp bán lẻ gặp phải khi kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam?

    Theo tôi, có 2 khó khăn chính các doanh nghiệp bán lẻ thường gặp phải khi triển khai kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam.

    Đầu tiên, bởi vì kinh doanh trực tuyến chỉ vừa “nở rộ” tại Việt Nam trong vài năm gần đây, đa phần các doanh nghiệp bán lẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.

    Vì thiếu kinh nghiệm nên họ chưa biết cách triển khai như thế nào cho hiệu quả, chưa biết nên bắt đầu từ đâu.

    Khó khăn thứ hai tôi muốn nói đến là sự hạn chế về chất lượng chuyên môn của đội ngũ nhân sự trong quá trình triển khai dự án về một sản phẩm, dịch vụ. 

    Lãnh đạo thiếu kinh nghiệm quản lý, nhân sự không nhạy bén trong quá trình test thăm dò phản hồi của thị trường về sản phẩm thiếu khách quan hoặc chưa thật sự phản ánh đầy đủ về thị trường rồi báo cáo kết quả lại cho lãnh đạo về tính khả thi của sản phẩm, dịch vụ  thì đó là sai lầm chết người. Lúc đó, doanh nghiệp phải trả giá bằng thời gian và tiền bạc.

    Trải qua những dự án trước đây cũng như hiện tại, anh có những góp ý gì cho các doanh nghiệp bán lẻ sắp và đã đang triển khai kinh doanh trực tuyến?

    Theo tôi, có hai thử thách mà các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cần phải vượt qua.

    Một là, khả năng quản lý, quan sát, phân tích cũng như nhìn nhận vấn đề một cách bao quát và nhạy bén

    Hai là, tối ưu chất lượng chuyên môn đội ngũ các phòng ban đặc biệt là phòng marketing, kế đến là phòng sale, phòng kho, hậu cần và các phòng ban liên quan khác để tạo nên một khối liền mạch thống nhất, tương tác trao đổi thông tin đầy đủ, khách quan trong quá trình triển khai một dự án.

    Cảm ơn những chia sẻ của anh.

    Facebook: https://www.facebook.com/phuocalan.official

    Minh Đức

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hai-thu-thach-cac-doanh-nghiep-ban-le-can-vuot-qua-khi-kinh-doanh-truc-tuyen-a510684.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.