+Aa-
    Zalo

    Hàn Quốc có thể tái đàm phán lại Nhật Bản về "phụ nữ mua vui"

    • DSPL
    ĐS&PL Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha cho biết có thể sẽ đàm phán lại với Nhật Bản về thỏa thuận song phương 2015 liên quan đến vấn đề "phụ nữ mua vui".

    Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha cho biết có thể sẽ đàm phán lại với Nhật Bản về thỏa thuận song phương 2015 liên quan đến vấn đề "phụ nữ mua vui".

    Báo JoongAng Ilbo của Hàn Quốc số ra hôm 19/7 dẫn lời Ngoại trưởng Kang Kyung-wha tiết lộ, đàm phán lại là "một sự lựa chọn" dựa trên vào những kết quả khảo sát do một nhóm làm việc mà bà thành lập tiến hành.

    Bà Kang khẳng định bà sẽ đích thân giám sát nhóm làm việc này, giao nhiệm vụ xem xét lại thỏa thuận mà hai bên đạt được cách đây 2 năm.

    Những người phản đối Nhật Bản vây quanh bức tượng "phụ nữ mua vui" tại Busan. - Ảnh: BBC.

    Ngoại trưởng Hàn Quốc cũng nhận định thỏa thuận đó là "kỳ lạ", và khẳng định sẽ xem xét lại tất cả các nội dung trong thỏa thuận này.

    Theo thỏa thuận được ký hồi cuối năm 2015 khi bà Park Geun-hye còn làm Tổng thống Hàn Quốc, Tokyo và Seoul nhất trí giải quyết "triệt để và dứt điểm" vấn đề "phụ nữ mua vui" - nguyên nhân gây căng thẳng ngoại giao giữa hai nước trong một thời gian dài.

    Trong năm 2016, Nhật Bản đã thông qua một quỹ hỗ trợ Hàn Quốc, chuyển 1 tỷ yen (khoảng 9 triệu USD) tới nạn nhân là "phụ nữ mua vui" và gia đình họ, theo VietNamPlus.

    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã thể hiện "sự hối tiếc và xin lỗi" về những tổn thương mà các nạn nhân phải trải qua.

    Bên cạnh đó, các ý kiến phản đối cho rằng thỏa thuận này chưa cho thấy tiếng nói của nạn nhân và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng từng khẳng định trong chiến dịch vận động tranh cử sẽ đàm phán lại nội dung thỏa thuận.

    Nhật Bản đã tạm thời triệu hồi đại sứ và tổng lãnh sự tại Hàn Quốc do bức tượng "phụ nữ mua vui" được đặt ngay bên ngoài tổng lãnh sự quán Nhật tại thành phố Busan.

    "Chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu Hàn Quốc giải quyết vấn đề này một cách phù hợp, nhưng chưa có gì được cải thiện. Vì vậy chúng tôi phải tiến hành biện pháp này", Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói hôm 6/1 sau khi triệu hồi đại sứ về nước.

    Theo BBC, phía Nhật Bản cho rằng bức tượng "người phụ nữ mua vui" ở Hàn Quốc xâm hại nghiêm trọng tới những thỏa thuận song phương và Công ước Vienna năm 1961 về quyền ngoại giao. Hiện Seoul chưa lên tiếng về vấn đề này.

    Trước đó, trong một bài phát biểu hôm 6/1, Thủ tướng Shinzo Abe cũng bày tỏ mong muốn Hàn Quốc tôn trọng những vấn đề đã được hai nước thông qua.

    "Phụ nữ mua vui" là bức tượng đồng cao 1,5 m, mô phỏng hình ảnh người phụ nữ chân trần, ngồi trên ghế. Đây là biểu tượng gọi lại những người phụ nữ bị đưa vào các nhà thổ và ép buộc quan hệ tình dục bởi binh lính Nhật trong Thế chiến 2.

    Khoảng 200.000 phụ nữ Hàn Quốc phải làm công việc này và còn khoảng 46 người còn sống. Năm 2015, Nhật Bản và Hàn Quốc đạt được thỏa thuận đền bù khoảng 8,6 triệu USD nhằm xin lỗi những phụ nữ Hàn từng trải qua điều này, báo Tri thức trực tuyến đưa tin.

    Bức tượng ở thành phố Busan được dựng lên ngày 28/12/2016, ngay bên ngoài lãnh sự quán Nhật Bản. Cảnh sát thành phố Busan đã cho di dời nhưng do sức ép từ dư luận trong nước, họ buộc phải đặt bức tượng tại vị trí cũ. Tại thủ đô Seoul, một bức tượng tương tự cũng từng được đặt ngoài đại sứ quán Nhật Bản.

    Dù phía Nhật đã lên tiếng xin lỗi và đền bù, vấn đề từ Thế chiến 2 này vẫn là điều dễ khiến quan hệ Nhật - Hàn rạn vỡ.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/han-quoc-co-the-tai-dam-phan-lai-nhat-ban-ve-phu-nu-mua-vui-a196618.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nhật Bản đối phó với hội chứng độc thân

    Nhật Bản đối phó với hội chứng độc thân

    Điều gì sẽ xảy ra với một quốc gia khi những người trẻ tuổi ngừng quan hệ tình dục? Đó tưởng chừng như một câu hỏi hài hước, nhưng đó lại là vấn đề mà Nhật Bản đang phải