+Aa-
    Zalo

    Hàng trăm hộ dân được di dời ra khỏi vùng nguy hiểm để tránh bão

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Chiều nay (15/9), hơn 120 hộ dân tại 2 xã Đăk Pét và Văn Xuôi, huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã được di dời ra khỏi các vùng có nguy cơ sạt lở.

    (ĐSPL) – Chiều nay (15/9), hơn 120 hộ dân tại 2 xã Đăk Pét và Văn Xuôi, huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã được di dời ra khỏi các vùng có nguy cơ sạt lở .

    Ngày 14/9, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Công điện khẩn gửi các sở ban ngành khẩn trường có biện pháp để đối phó với cơn bão số 3 trong năm 2015.

    Theo tin dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, đêm nay (14/9), bão số 3 sau khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn Kon Tum. Vùng tâm áp thấp nhiệt đới có khả năng đi qua các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei gây ra gió mạnh cấp 4, cấp 5, giật cấp 6. Trên địa bàn có mưa to đến rất to.

    Một số tuyến đường liên thôn liên xã bị chia cắt do mưa lớn

    Công điện khẩn của UBND tỉnh này yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão số 3; tổ chức trực ban, triển khai phương án phòng, ứng phó với mưa bão. Rà soát, nắm chắc số lượng phư­ơng tiện, vật tư dự phòng phòng, chống lụt bão ở địa phương; có phương án huy động phương tiện và lực l­ượng để ứng cứu kịp thời khi có sự cố do mưa to, lũ, bão gây ra.

    Công điện còn nêu yêu cầu các chủ đập thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh rà soát mực nước, tình trạng an toàn các công trình do đơn vị, địa phương mình quản lý để vận hành công trình theo đúng quy trình, tuần tra canh gác 24/24 giờ, chuẩn bị lực lượng, vật tư phương tiện sẵn sàng xử lý ngay từ ban đầu khi có sự cố, tình huống phức tạp xảy ra.

    Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy trình hồ chứa đã được phê duyệt của các chủ đập. Có phương án đảm bảo công trình và vùng hạ du đối với các hồ chứa đang thi công, đặc biệt các hồ đang có nguy cơ mất an toàn.

    Trao đổi với PV, ông A Phương, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết, UBND huyện này đã chỉ đạo các phòng, ban tích cực trực chống bão lũ, khẩn trương hỗ trợ người dân di chuyển nhà cửa, tài sản từ vùng sạt lở nguy hiểm về nơi an toàn.

    “Trong toàn huyện thì có Đắk Pét và Đắk Choong là hai xã ở vùng nguy hiểm nhất. Đến 16h chiều nay, chúng tôi vẫn chưa thể liên lạc được với đồng chí Trịnh Xuân Lộc, Phó chủ tịch UBND huyện vào xã Đắk Choong để chỉ đạo phòng chống lụt bão, hỗ trợ người dân do không có sóng điện thoại”.

    Trong chiều cùng ngày, hơn 120 hộ dân tại 2 xã Đăk Pét và Văn Xuôi, huyện Đăk Glei đã được di ra khỏi các vùng có nguy cơ sạt lở .

    Còn tại Gia Lai, tin từ Đài Khí tượng Thủy văn Tây Nguyên cho biết, đêm nay và sáng sớm mai (15/9), mực nước trên các sông ở tỉnh này tiếp tục tăng, đỉnh lũ phổ biến ở mức báo động 1, các sông suối nhỏ có thể lên mức báo động 2.

    Bão diến biến phức tạp, đề nghị công tác ứng phó, phòng chống bão lũ được chính quyền và nhân dân địa phương mỗi tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc, hạn chế thấp nhất những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.

    BẢO KHÁNH

    [mecloud]W1GCaHopuB[/mecloud]


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hang-tram-ho-dan-duoc-di-doi-ra-khoi-vung-nguy-hiem-de-tranh-bao-a110634.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.