+Aa-
    Zalo

    Hành trình loại bỏ hoàn toàn PCB ở VN- Kỳ 1 Sát thủ vô hình

    • DSPL

    (ĐS&PL) - PCB là hóa chất có độc tính thuộc nhóm 2A là nhóm có khả năng gây ung thư, tồn tại ở thể lỏng tại nhiệt độ phòng, không mùi, không vị, có màu từ trong suốt đến vàng nhạt

    PCB là hóa chất có độc tính thuộc nhóm 2A là nhóm có khả năng gây ung thư, tồn tại ở thể lỏng tại nhiệt độ phòng, không mùi, không vị, có màu từ trong suốt đến vàng nhạt và không thể phát hiện bằng mắt thường.

    Trong số 209 đồng phân, có 12 PCB đồng phẳng có tính chất tương tự Dioxin, trong đó PCB-126 là loại độc nhất với độ độc chỉ kém Dioxin loại độc nhất là 10 lần. PCB tác động lên hệ thần kinh, hệ sinh sản, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, phát sinh các khối u và các bệnh ngoài da. PCB được gọi là “sát thủ vô hình” đối với sức khỏe.

    POP là từ viết tắt của Persistant Organic Polutants, được dùng cho các hóa chất/ nhóm hóa chất hữu cơ độc hại bền vững trong môi trường với 4 đặc tính chính: (i) độc tính cao; (ii) khó phân hủy trong môi trường tự nhiên; (iii) khả năng di chuyển và phát tán xa; (iiii) khả năng tích tụ sinh học cao: hấp thu dễ dàng vào các mô mỡ và tích tụ trong cơ thể của các sinh vật sống (tích tụ sinh học) theo chuỗi thức ăn. POP gây nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường.

    Em bé Nhật bị nhiễm PCB năm 1968

    Ở Việt Nam đã có các kết quả nghiên cứu PCB trong môi trường với nồng độ ô nhiễm cao. PCB được tìm thấy trong trầm tích, đất, nước , không khí và trong chuỗi thức ăn. Các mẫu trầm tích lấy từ sông Nhuệ, Tô Lịch, Lù, Sét, Kim Ngưu và hồ Yên Sở cho thấy nồng độ của PCB trong trầm tích cao (1,3-384 ng/g), tương đương với các điểm ô nhiễm PCB trên thế giới như cảng Alexandria (Ai Cập), Cảng Macao (Trung Quốc). PCB trong trầm tích của sông Sài Gòn- Đồng Nai, kênh rạch và cửa sông vùng phát triển công nghiệp nhất TP.HCM là 0,05- 150 ng/g).

    Ngoài ra, theo khảo sát sự tích tự của PCB trong đất nông nghiêp và dây chuyền thực phẩm (động-thực vật)… thì nhận thấy hàm lượng PCB khá cao ở một số thực phẩm như rau, cá, thịt,..có bán ở một số chợ xung quanh khu vực Thủ Đức- ghi nhận từ Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Bùi Cách Tuyến- Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm TP.HCM . Còn tại Cần Thơ và Cao Lãnh, nồng độ PCB trong cá dao động từ 1-80 ng/g chất béo, trong đó nồng độ PCBtrung bình trong cá nuôi là 13 ng/g chất béo và trong cá gần khu vực thải bỏ chất thải là 50 ng/g chất béo. 

    PCB là từ viết tắt của Polychlorinated Biphenyls, là một trong 12 nhóm chất hữu cơ khó phân hủy (POP) đầu tiên, được đưa vào danh sách các chất hữu cơ khó phân hủy (POP) của Công ước Stockholm. Do có đặc tính điện môi tốt, rất bền vững, không cháy, chịu nhiệt và sự ăn mòn hóa học, PCB được sử dụng như một chất điện môi phổ biến trong máy biến thế và tụ điện, chất lỏng dẫn nhiệt trong hệ thống truyền nhiệt và nước, chất làm dẻo trong PVC và cao su nhân tạo, là thành phần trong sơn, mực in, giấy không chứa carbon, chất dính, chất bôi trơn, chất bịt kín, chất để hàn. PCB cũng được sử dụng như chất phụ gia của thuốc trừ sâu, chất chống cháy (trong vải, thảm...) và trong dầu nhờn (trong dầu kính hiển vi, phanh, dầu cắt...). Tuy nhiên, từ các sự cố liên quan đến PCB xảy ra tại các nhà máy hóa chất, nhà máy điện, nhà máy sản xuất thực phẩm tại một số nước trên thế giới, cùng với các nghiên cứu về độc chất học, các nhà khoa học đã chứng minh được mối liên quan của chất độc PCB với các bệnh nan y của cộng đồng bị phơi nhiễm hóa chất này. Nhiều nhà khoa học còn gọi PCB là "sát thủ vô hình", vì PCB có tính độc hại cao và tồn tại bền vững trong môi trường và khả năng phát tán rộng, tích lũy sinh học trong cơ thể sinh vật, động vật, gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm cho con người, đặc biệt là bệnh ung thư.

    Sau khi phát hiện tính độc hại của chất này, nhiều nước trên thế giới đã dừng sản xuất PCB từ những năm 1970. Tuy nhiên, theo thống kê, từ 1930 - 1993, thế giới đã sản xuất 1,2 tỷ tấn PCB, trong đó mới chỉ phân hủy 4\%, còn tồn tại ngoài môi trường 31\% (cả trong đất liền và vùng ven biển). Đáng báo động hơn, 65\% lượng PCB vẫn còn tồn tại trong các bãi thải.

    PCB tại Việt Nam?

    Việt Nam không sản xuất PCB nhưng nhập khẩu thiết bị và dầu có khả năng chứa PCB như: dầu biến thế, dầu cách điện, dầu công nghiệp (dầu thủy lực, dầu turbine khí, dầu bôi trơn và chất phụ gia nhựa) từ cuối những năm 1940 và đã ngừng nhập khẩu vào khoảng những năm 1980.

    Kết quả kiểm kê sơ bộ năm 2006 với 32.000 thiết bị, chủ yếu là máy biến áp, tụ điện và máy cắt đã chỉ ra hơn 5.204 thiết bị thuộc diện nghi ngờ có chứa PCB với số dầu trên 2.000 tấn. Báo cáo kết quả. hoạt động này ước tính số thiết bị nghi ngờ chứa PCB có thể lên tới 10.000 thiết bị với tổng số dầu chứa trong đó dao động từ 4.000- 9.000 tấn dầu. Việt Nam đang hoàn thành những bước cuối cùng cho kế hoạch kiểm kê tổng thể PCB trên toàn quốc vào cuối năm nay.

    CHÚNG TÔI TIẾP NHẬN TẤT CẢ CÁC THÔNG TIN PHẢN ÁNH VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA BẠN ĐỌC 24/24.

    LIÊN HỆ: VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI\_PHÂN VIỆN PHÍA NAM

    ĐỊA CHỈ: 58 Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1

     HOTLINE: 0988.66.66.88 - - 08.6683.7519 

    EMAIL: [email protected]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hanh-trinh-loai-bo-hoan-toan-pcb-o-vn--ky-1-sat-thu-vo-hinh-a37846.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan