+Aa-
    Zalo

    Hé lộ chi phí "khủng" để đào tạo một bảo mẫu Hoàng gia Anh

    • DSPL
    ĐS&PL Trước khi đến làm việc cho Hoàng gia Anh, các bảo mẫu phải chi trả số tiền "khủng" để được đào tạo tại trường Cao đẳng Norland.

    Trước khi đến làm việc cho Hoàng gia Anh, các bảo mẫu phải chi trả số tiền "khủng" để được đào tạo tại trường Cao đẳng Norland.

    Là bảo mẫu cho 3 người con của vợ chồng Hoàng tử William, mức thu nhập của cô Maria Teresa Turrion Borrallo được đánh giá là tương đối cao so với những vú em bình thường khác. 

    Được biết, trước khi được chọn làm bảo mẫu Hoàng gia Anh, Maria Teresa Turrion Borrallo từng theo học tại trường Cao đẳng Norland, nơi đào tạo vú em cho các gia đình danh giá, nổi tiếng bậc nhất thế giới. Theo đó, mức thu nhập của một bảo mẫu của Norland khi mới vào nghề tại thủ đô London và các hạt ở Anh là khoảng 22.773 bảng Anh/năm (khoảng 31.600 USD).

    Bảo mẫu Maria Teresa Turrion Borrallo được vợ chồng Hoàng tử Anh William thuê để trông nom 3 người con. Ảnh: Reuters

    Tiếp đó, sau 12 tháng kể từ khi nhóm bảo mẫu này nhận bằng tốt nghiệp, thu nhập của họ sẽ tăng lên gần như gấp đôi ở mức 40.000 bảng Anh/năm. Đây là con số cực lớn so với lương của những vú em và người chăm sóc trẻ thông thường. Cụ thể, những bảo mẫu trông trẻ bình thường chỉ có thể kiếm được khoảng 10.000-12.000 bảng Anh/năm. 

    Với danh tiếng của mình, học phí và chương trình đào tạo tại Cao đẳng Norland cũng "không phải dạng vừa". Theo đó, các học viên tại Cao đẳng Norland sẽ phải trả học phí lên tới 12.000 bảng Anh/năm để nhận một tấm bằng chứng nhận về ngành nghề chăm sóc trẻ sau 3 năm đào tạo.

    Các bảo mẫu theo học tại trường Cao đẳng Norland phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt. Ảnh: SWNS

    Tuy nhiên, chương trình đào tạo các bảo mẫu tại trường Norland được đánh giá là "đáng đồng tiền bát gạo". Với nhiều quy định nghiêm ngặt, các bảo mẫu Norland khi ra trường sẽ thành thạo đầy đủ các kỹ năng từ khâu vá, nấu ăn và tự vệ, nổi trội hơn hẳn so với những vú em thông thường khác. 

    Bên cạnh đó, các bảo mẫu còn cần ghi nhớ một số quy tắc về những việc nên làm, không nên làm, những từ nên nói và không nên nói khi chăm sóc trẻ. Ví dụ, các bảo mẫu được yêu cầu sử dụng từ "children" (trẻ em) thay cho từ "kids" (từ lóng cũng dùng để chỉ những đứa trẻ) để thể hiện sự tôn trọng với các em. Điều này sẽ tác động tốt đến quá trình nuôi dạy trẻ phát triển. 

    Bảo mẫu Norland còn được đào tạo kỹ năng tự vệ để bảo vệ các trẻ em trong tình huống khẩn cấp. Ảnh: Telegraph

    Ngoài ra, theo bà Julia Gaskell, một bảo mẫu giàu kinh nghiệm của trường Norland: "Các vú em Norland phải là tấm gương sáng cho trẻ em. Bởi vậy, họ luôn phải cư xử đúng mực. Thay vì yêu cầu trẻ em học vẹt, nói các từ 'cảm ơn' hay 'làm ơn', các bảo mẫu cần thường xuyên sử dụng với các em trong đời sống thường ngày để các em tự học theo".

    Đặc biệt, các bảo mẫu của Norland phải ghi nhớ một điều tuyệt đối không được làm đó là quát mắng và đánh đập trẻ em. Từ thế kỷ 19, các bảo mẫu đã được dạy nếu họ phát hiện cha mẹ của các em có hành vi bạo hành, đánh đập các em, họ có quyền từ chối làm việc với gia đình này. 

    Ngoài ra, các bảo mẫu cũng cần hạn chế sử dụng những từ tiêu cực như "hư đốn" khi dạy dỗ trẻ em bởi điều này có thể khiến các em cảm thấy tồi tệ về chính mình và khó có thể phát triển. Tuy nhiên, bà Gaskell cho biết cũng không nên khen ngợi tính cách của trẻ mà nên gắn lời khen vào một hành động cụ thể.

    Theo đó, bà Gaskell chia sẻ: "Thay vì khen trẻ rằng 'con là một người tốt', chúng ta nên nói 'việc làm này của con là rất tốt'".

    Minh Hạnh (Theo Telegraph)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-lo-chi-phi-khung-de-dao-tao-mot-bao-mau-hoang-gia-anh-a356384.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan