+Aa-
    Zalo

    Hé lộ những mệnh lệnh quan trọng của Từ Hi Thái hậu đưa ra trong ngày cuối trước khi băng hà

    • DSPL
    ĐS&PL Từ Hi Thái hậu được tôn thành Hoàng thái hậu và rồi băng hà tại Nghi Loan điện trong cùng một ngày.

    Từ Hi Thái hậu được tôn thành Hoàng thái hậu và rồi băng hà tại Nghi Loan điện trong cùng một ngày.

    Ngoài Võ Tắc Thiên, Lão phật gia Từ Hi Thái hậu cũng là một người phụ nữ nổi tiếng và quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc.

    Trước nay luôn có rất nhiều ý kiến trái chiều về Từ Hi. Không ít ý kiến cho rằng bà như một bạo chúa, là người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh, trong khi một số khác lại cho rằng các đối thủ của bà đã quá thành công trong việc quy tội Thái hậu về những vấn đề nằm ngoài khả năng kiểm soát lúc đó.

    Đánh giá thực tế khách quan, Từ Hi Thái hậu không hề tàn nhẫn hơn hay kém những nhà lãnh đạo khác trên toàn thế giới, nếu không muốn nói đã ít nhiều là một nhà cải cách có hiệu quả trong những năm cuối đời, cho dù hành động này có phần miễn cưỡng bởi tình thế khó khăn của triều Thanh vào lúc ấy.

    Từ Hi Thái hậu.

    Ngày 15/11/1908 là ngày cuối cùng trong cuộc đời của Từ Hi Thái hậu, chỉ một ngày sau khi Hoàng đế Quang Tự băng hà. Theo sử sách ghi lại, buổi tối trước ngày hôm đó, Từ Hi đã xử lý chính vụ đến tận đêm khuya. Thời điểm này Từ Hi đã 73 tuổi và việc quá lao lực được cho là nguyên nhân khiến bệnh tình của bà đột ngột trở nặng.

    Sau bữa sáng ngày 15/11/1908, Từ Hi Thái hậu triệu tập các trọng thần để cùng thương lượng việc lập tân Hoàng đế mới cho nhà Thanh , và cuối cùng Phổ Nghi được lựa chọn làm Hoàng đế thứ 12 của chế độ quân chủ nhà Ái Tân Giác La.

    Sau khi việc lập đế hoàn tất, vào buổi trưa hôm đó, Từ Hi đột ngột cảm thấy mệt mỏi toàn thân, ho khan, nhiệt độ cơ thể luôn ở trạng thái lạnh ngắt, ngực lại đau nhói và ngã quỵ trước mặt mọi người xung quanh.

    Sau khi tỉnh dậy, dường như nhận thức được tình hình của mình, Từ Hi Thái hậu lần thứ 2 triệu tập các trọng thần trong ngày và ban bố một loạt đạo chỉ dụ, chủ yếu là ủy thác và giao phó các việc hỗ trợ cho tân Hoàng Đế Phổ Nghi (lúc này tính mụ mới 3 tuổi).

    Trong các đạo chỉ dụ của bà trước khi lâm chung, ý tứ rất rõ tuy giao quyền cho cha ruột Hoàng đế là Thuần Thân vương Tái Phong, nhưng bà vẫn chừa đường cho người cháu Long Dụ Hoàng thái hậu có thể ảnh hưởng lên Hoàng đế bằng việc giao cho Long Dụ công việc giáo dục.

    Ngoài ra, Từ Hi còn nói rằng mấy mươi năm qua bà buông rèm chấp chính là vì không có sự lựa chọn nào khác, hoàn toàn không có ý chiếm lấy quyền lực của Hoàng Đế. Từ Hi nhấn mạnh, bà luôn tuân theo giới luật của tổ tiên, và sau khi bà chết, tuyệt đối không cho phép phụ nữ can chính.

    Bà cũng căn dặn các trọng thần đề phòng và không cho phép hoạn quan nắm được quyền lực, đồng thời phải cẩn thận với các cuộc khởi nghĩa ở nhiều nơi để tránh lâm vào vết xe đổ của triều đại nhà Minh.

    Sau khi nói xong, Từ Hi Thái hậu chìm vào hôn mê cho đến tận chiều tối và qua đời. Những người trong cung đặt vào miệng bà một viên dạ minh châu như tượng chưng cho một ý nghĩa nào đó.

    Lễ tang của Từ Hi Thái hậu được tổ chức vô cùng long trọng và được đánh giá có quy mô còn lớn hơn cả của Hoàng đế. Trong ngày đưa tang bà, trong ngoài kinh thành chật kín biển người, có lẽ ai ai cũng muốn chứng kiến người phụ nữ nắm đại quyền nhà Thanh mấy mươi năm, "sau khi mất sẽ như thế nào?".

    Hoa Vũ (Theo Sohu)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-lo-nhung-menh-lenh-quan-trong-cua-tu-hi-thai-hau-dua-ra-trong-ngay-cuoi-truoc-khi-bang-ha-a319912.html
    Sự kiện: Giải trí 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan