+Aa-
    Zalo

    Hết hạn hợp đồng, lao động Việt Nam tại Ả Rập khốn khổ vì không thể hồi hương

    • DSPL
    ĐS&PL Hơn một tháng nay, lao động Nguyễn Văn Thức phải sống trong cảnh khốn khổ bên Ả Rập Xê Út vì đã hết hợp đồng lao động nhưng không thể làm thủ tục về nước.

    Hơn một tháng nay, lao động Nguyễn Văn Thức phải sống trong cảnh khốn khổ bên Ả Rập Xê Út vì đã hết hợp đồng lao động nhưng không thể làm thủ tục về nước.

    Vừa qua, chúng tôi nhận được phản ánh của chị Hoàng Thị Thái (trú tại Nghệ An) về trường hợp của chồng mình là anh Nguyễn Văn Thức (SN 1980)  đi Xuất khẩu lao động đã hết hợp đồng nhưng cho đến nay vẫn chưa được về nước.

    Cụ thể, tháng 3/2015 theo thông báo tuyển dụng của Công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Cát ( Vica.Jsc), anh Thức có đăng ký và được Công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Cát làm thủ tục đi XKLĐ tại Ả rập xê út thời hạn hai năm (02 năm) theo đơn hàng ALKORALI.

    Anh Thức được công ty Vĩnh Cát xin Visa. (Ảnh: Gia đình cung cấp)

    Thông qua một người phụ nữ tên Mai (nhân viên làm thị trường) anh được Công ty CPĐT Vĩnh Cát làm thủ tục visa XKLĐ. Tuy nhiên, sau khi sang đến Ả Rập thì anh Thức bị thu lại hợp đồng lao động. Trong thời gian làm việc ở Ả Rập Xê Út anh này đã bị bắt vì không có thẻ Iqama (giấy phép cư trú). Sau đó anh Thức được ông Nguyễn Văn Khải - Trưởng phòng thị trường của Công ty CPĐT Vĩnh Cát làm thủ tục chuyển sang công ty Kabi để tiếp tục làm việc ở bên Ả Rập.

    Đến ngày 8/4/2017, anh Thức đã kết thúc hợp đồng lao động hai năm như đã ký kết với Công ty. Trong khi các lao động khác đi cùng đã về nước, còn anh Thức vẫn ở lại do công ty Kabi khẳng định không có trách nhiệm làm thủ tục.

    “Hiện tại tôi không có công việc làm, chỉ sống và ăn nhờ phòng bạn. Tôi phải vay mượn tiền mua vé để về nhưng công ty làm thủ tục để mua vé bảo phải mất thêm 12 triệu làm Exit Visa mới có thể về nước.”

    “Tôi không vay thêm được tiền mà gia đình hoàn cảnh khó khăn nên không có gửi sang, giờ tôi không thể về nước. Bây giờ tôi cảm thấy rất lo lắng và mệt mỏi.” - Anh Thức chia sẻ.

    Hiện tại anh Thức không đủ thủ tục và kinh phí để về nước. (Ảnh: Gia đình cung cấp)

    Hiện tại, gia đình anh Thức đã gửi đơn kêu cứu trực tiếp đến Cục quản lý lao động ngoài nước, Ban QL lao động Việt Nam tại Ả Rập, Báo Đời Sống và Pháp Luât,... để mong nhận được sự giúp đỡ để đưa anh Thức trở về nước.

    “Gia đình tôi mong chờ tiếng nói của báo chí, ngôn luận và các cơ quan chức năng giúp đỡ chồng tôi về. Anh ấy ở bên đấy không đi làm không thu nhập thì sinh sống làm sao được” - chị Thái ngậm ngùi nói.

    Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Sơn - TGĐ Công ty CPĐT Vĩnh Cát cho biết, năm 2015 ông Nguyễn Văn Khải (cán bộ thị trường của công ty Vĩnh Cát) có khai thác đơn hàng Abdulalah song không có nguồn lao động nên có liên hệ và chia sẻ đơn hàng này cho một số đơn vị, trong đó có bà Mai (người môi giới tuyển dụng anh Thức).

    Ông Khải đã đảm nhận việc trình hồ sơ cho bộ phận làm visa của Công ty cho lao động Nguyễn Văn Thức. Tuy nhiên, bà Mai cho lao động xuất khẩu theo công ty nào đó thì công ty Vĩnh Cát không được biết.

    “Công ty Vĩnh Cát chỉ hỗ trợ cho lao động Thức việc làm visa và chắp nối với đối tác, còn mọi việc khác chỉ có bà Mai thì mới rõ đưa lao động đi theo công ty nào. Công ty Vĩnh Cát không hề có hợp đồng thỏa thuận nào với lao động Thức cả.”- TGĐ Công ty CPĐT Vĩnh Cát cho hay

    Vị TGĐ này cho biết thêm, lao động Nguyễn Văn Thức sang làm việc đã dính án tích nên không can thiệp việc Exit Visa để về nước.

    “Chúng tôi đã cử nhân viên liên hệ với cô Mai, nhưng cô Mai từ chối cung cấp thông tin đơn vị làm hợp đồng với anh Thức” - ông Sơn nói.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục thông về vụ việc này.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/het-han-hop-dong-lao-dong-viet-nam-tai-a-rap-khon-kho-vi-khong-the-hoi-huong-a188999.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan