+Aa-
    Zalo

    Hồ sơ, thủ tục đăng ký đổi tên doanh nghiệp

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Khi thay đổi tên doanh nghiệp bạn cần làm những gì?. Nộp hồ sơ thay đổi ở đâu?

    (ĐSPL) - Khi thay đổi tên doanh nghiệp bạn cần làm những gì?. Nộp hồ sơ thay đổi ở đâu? 

    Doanh nghiệp tư nhân

    (Quy định tại Điều 36 Nghị định số 43/2010/NĐ­CP)

    Thành phần hồ sơ

    ­ Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    Trình tự thực hiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp)

    Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

    Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

    Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng.

    Bước 3: Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp.

    Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

    Lưu ý:

    Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

    Mẫu Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Phụ lục số II­1 Thông tư số 01/2013/TT­BKHĐT.

    Hồ sơ, thủ tục đăng ký đổi tên doanh nghiệp - Ảnh minh họa

    Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

    (Quy định tại Điều 36 Nghị định số 43/2010/NĐ­CP)

    Thành phần hồ sơ:

    1. Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

    2. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

    Trình tự thực hiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp)

    Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

    Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

    Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng.

    Bước 3: Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp.

    Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

    Lưu ý:

    Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

    Mẫu Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Phụ lục II­1Thông tư 01/2013/TT­BKHĐ.

    Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

    (Quy định tại Điều 36 Nghị định số 43/2010/NĐ­CP)

    Thành phần hồ sơ:

    1. Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

    2. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

    Trình tự thực hiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp)

    Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

    Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

    Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng.

    Bước 3: Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp.

    Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

    Lưu ý:

    Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

    Công ty hợp danh

    Đăng ký đổi tên doanh nghiệp

    1. Trường hợp đổi tên, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp

    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Nội dung Thông báo gồm:

    a) Tên hiện tại, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp và mã số thuế);

    b) Tên dự kiến thay đổi;

    c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    Kèm theo Thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

    2. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;

    Lưu ý:

    Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký đổi tên doanh nghiệp nếu tên dự kiến của doanh nghiệp không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp.

    Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

    Công ty cổ phần

    (Quy định tại Điều 36 Nghị định số 43/2010/NĐ­CP)

    Thành phần hồ sơ:

    1. Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

    2. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

    Trình tự thực hiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp)

    Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

    Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

    Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng.

    Bước 3: Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp.

    Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

    Lưu ý:

    Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

    Về các điểm cần chú ý trong việc đặt tên doanh nghiệp.

    Luật Gia VŨ NGỌC BẰNG

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ho-so-thu-tuc-dang-ky-doi-ten-doanh-nghiep-a97520.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.