+Aa-
    Zalo

    Hoãn xử "đại gia" thủy sản Tòng Thiên Mã vì một hội thẩm nhân dân bị bệnh phải cấp cứu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau ngày xét xử đầu tiên, một hội thẩm nhân bất ngờ bị bệnh phải đi cấp cứu trong đêm nên tòa quyết định hoãn phiên xử vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với "đại gia

    Sau ngày xét xử đầu tiên, một hội thẩm nhân bất ngờ bị bệnh phải đi cấp cứu trong đêm nên tòa quyết định hoãn phiên xử vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với "đại gia" thủy sản Tòng Thiên Mã.

    Ngày 31/3, TAND thành phố Cần Thơ bước vào ngày thứ 2 phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Cần Thơ (VDB Cần Thơ), tuy nhiên Hội đồng xét xử buộc phải hoãn phiên tòa.

    Theo thông tin từ TAND thành phố Cần Thơ, lý do hoãn là một Hội thẩm trong Hội đồng xét xử bị bệnh đột xuất phải đi cấp cứu trong đêm 30/3.

    Thời gian xét xử tiếp vụ án sẽ được thông báo sau khi xếp được lịch.

    Tòng Thiên Mã (bên trái) tại phiên xét xử hôm qua 30/3 - Ảnh: Dân trí

    Trước đó, ngày 30/3 TAND TP Cần Thơ mở phiên tòa xét sử sơ thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Phan Bá Tòng (44 tuổi, tức Tòng Thiên Mã, giám đốc Công ty Thiên Mã, KCN Trà Nóc II) và Trần Thị Diễm (48 tuổi, kế toán trưởng) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    3 cán bộ của ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) có chi nhánh tại Cần Thơ, gồm: Nguyễn Thị Mai (61 tuổi, nguyên trưởng phòng tín dụng xuất khẩu một chi nhánh ngân hàng ở Cần Thơ; Lâm Chí Công (42 tuổi, nguyên phó phòng tín dụng xuất khẩu) và Huỳnh Thanh Trúc (38 tuổi, nguyên cán bộ tín dụng) bị truy tố cùng tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

    Trong phần xét hỏi, hầu hết các bị cáo trong vụ án đều không thừa nhận hành vi phạm tội.

    Đại gia Tòng Thiên Mã, nay là bị cáo trước tòa, khai do công ty làm ăn thua lỗ cũng như việc làm khống báo cáo tài chính là để có tiền trả cho ngân hàng chứ không phải có ý muốn chiếm đoạt số tiền hơn 147 tỉ như cáo trạng đã quy kết trước đó.

    Trong khi đó, bị cáo Diễm khai việc lập báo cáo tài chính, lập các phiếu chi khống là làm theo sự chỉ đạo của bị cáo Tòng.

    Theo lời khai, bà Diễm ký các giấy tờ là do ông Tòng "cam kết" sẽ chịu mọi trách nhiệm nếu có vấn đề sai phạm.

    Bị cáo Lâm Chí Công trong quá trình điều tra cũng đã có đơn kêu oan.

    Tại tòa, ông Công cũng cho rằng việc kí các tờ trình giải ngân cho công ty Thiên Mã là do cấp trên yêu cầu kí duyệt nên mình mới kí.

    Cáo trạng nêu rõ, trong quá trình vay vốn tín dụng xuất khẩu tại VDB Cần Thơ, Phan Bá Tòng cùng Trần Thị Diễm tạo dựng các hợp đồng, chứng từ mua bán cá nguyên liệu khống để tạo ra tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay nhằm giải ngân các hợp đồng tín dụng tại VDB Cần Thơ để chiếm đoạt, sử dụng cho các mục đích cá nhân, trả nợ…

    Với thủ đoạn trên, Tòng đã chiếm đoạt hơn 147 tỷ đồng vốn vay gốc (chưa tính lãi) của VDB Cần Thơ.

    Các bị cáo Mai, Công và Trúc là những người có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thẩm định, xét duyệt, đề xuất cho Công ty Thiên Mã vay vốn nhưng không làm đúng theo quy định về điều kiện vay vốn tín dụng xuất khẩu, quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu… dẫn đến hậu quả Tòng và Diễm chiếm đoạt hơn 147 tỷ đồng tiền vay gốc, không có khả năng thu hồi.

    Cự Giải (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoan-xu-dai-gia-thuy-san-tong-thien-ma-vi-mot-hoi-tham-nhan-dan-bi-benh-phai-cap-cuu-a224316.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan