+Aa-
    Zalo

    Tư vấn pháp luật: Học sinh cấp 2, cấp 3 đi xe máy bị xử phạt ra sao?

    (ĐS&PL) - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt cảnh cáo.

    Bao nhiêu tuổi thì được lái xe?

    Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người lái xe tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và có các loại giấy phép lái xe phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

    Cụ thể, tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ có quy định điều kiện về độ tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:

    Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

    Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;...

    Như vậy, với loại xe máy có dung tích xy-lanh từ 50 cm3 trở lên, người điều khiển bắt buộc phải trên 18 tuổi và có giấy phép lái xe phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Còn với loại xe có dung tích xy-lanh dưới 50 cm3, người điều khiển dù không cần có bằng lái nhưng bắt buộc phải đủ 16 tuổi trở lên.

    ghoc sinh lai xe
    Ảnh minh họa

    Mức phạt với hành vi điều khiển mô tô xe máy khi chưa đủ tuổi

    Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP chỉnh sửa, bổ sung cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã quy định mức phạt đối với người chưa đủ tuổi lái xe quy định như sau:

    Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

    Phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

    Đồng thời, người trực tiếp giao mô tô, xe gắn máy cho những đối tượng này điều khiển cũng sẽ bị xử phạt nặng.

    Theo khoản 5, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi giao xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 tham gia giao thông có thể chịu các mức phạt như sau:

    Phạt tiền từ 800 nghìn đến 2 triệu đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân;

    Phạt tiền từ 1,6 đến 4 triệu đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoc-sinh-cap-2-cap-3-di-xe-may-bi-xu-phat-ra-sao-a559221.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan