+Aa-
    Zalo

    Học sinh làm phép tính 2 + 1 > 1 bị cô giáo chấm sai, cư dân mạng "rối não": vậy như nào mới đúng?

    • DSPL
    ĐS&PL Học sinh làm phép tính 2 + 1 > 1 lại bị cô giáo chấm là sai, cư dân mạng tranh cãi mà thấy Toán học "vi diệu" quá.

    Mới đây, một phép tính đớn giản của học sinh lớp 1 được chia sẻ trên mạng xã hội đã thu hút không ít bình luận trái chiều của cư dân mạng.

    Cụ thể, đề Toán cho một hình vẽ 3 quả chuông được chia thành 2 và yêu cầu học sinh "Viết phép tính thích hợp".

    hoc sinh lam tinh 2 1 1 bi co giao cham sai cu dan mang hoang mang vay the nao moi dung dspl
    Phép toán của học sinh tiểu học tưởng đơn giản mà lại gây tranh cãi. Ảnh: Tổ Quốc

    Ở phép tính thứ nhất, học sinh làm 2 + 1 = 3 được chấm ĐÚNG. Tuy nhiên, sang đến phép tính thứ hai học sinh làm 2 + 1 > 1 thì lại bị cô giáo gạch sai.

    Kết quả này khiến phụ huynh của em học sinh này hoang mang. Chị thắc mắc: "Mình thấy con làm thế này thì nghĩ hợp lý rồi, trẻ con có quyền làm theo cách con nghĩ. Kết quả là con mình sai! Vậy theo mọi người, kết quả của con sai hay đúng?".

    Rất nhiều cư dân mạng cũng đồng tình với suy nghĩ của bà mẹ này. Rõ ràng đây là một phép Toán hợp lý nếu dựa vào hình ảnh của đề bài được cho. 

    Trên thực tế, nếu đưa phép Toán 2 + 1 > 1 cho 100 người và hỏi đúng hay sai, hẳn cả 100 người đều đồng tình chọn phương án 1. Tuy nhiên, đặt trong ngữ cảnh sau đây, đáp án này chưa hẳn đã chính xác với yêu cầu đề bài.

    Ý đồ của người ra đề là muốn học trò sử dụng thành thạo phép giao hoán (hoán đổi) trong Toán học: Trong phép cộng có thể hoán đổi thứ tự số nhưng vẫn ra kết quả đúng. Vì vậy, đáp án đúng phải như cô giáo sửa: "1 + 2 = 3".

    Một số cư dân mạng nhận định, bài Toán đáng lẽ không gây tranh cãi nếu đề bài chặt chẽ hơn. Ở trình độ lớp 1, học sinh còn chưa thông thạo đọc viết, việc đưa ra đề Toán không rõ ràng như thế này có thể khiến các em không hiểu hết yêu cầu của đề bài. 

    Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, do phép tính của em học sinh là không sai nên cô giáo cũng không nên gạch đi mà góp ý thêm. Điều đó vừa giúp học trò hiểu về phép giao hoán, vừa khuyến khích tính sáng tạo.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoc-sinh-lam-phep-tinh-2-1-1-bi-co-giao-cham-sai-cu-dan-mang-roi-nao-vay-nhu-nao-moi-dung-a527722.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan