+Aa-
    Zalo

    Học sinh vùng cao dựng lán, đào củ rừng kiếm tiền mua thẻ điện thoại để học online trong mùa dịch

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Để có thể đảm bảo việc học theo chương trình, nhiều học sinh vùng cao phải dựng lán trên đồi bắt sóng, có em phải đi đào củ rừng bán lấy tiền mua thẻ điện thoại.

    Để có thể đảm bảo việc học theo chương trình, nhiều học sinh vùng cao phải dựng lán trên đồi bắt sóng, có em phải đi đào củ rừng bán lấy tiền mua thẻ điện thoại để học online.

    Thực hiện theo chủ trương của bộ GD&ĐT trong công tác phòng dịch Covid-19 “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, nhiều trường đại học, cao đẳng, THPT đã triển khai việc dạy và học trực tuyến qua phần mềm ứng dụng và có được những hiệu quả rất tích cực.

    Việc học online đối với học sinh khu vực thành phố, thị xã đã không còn xa lạ từ lâu, nhưng với các em học sinh, sinh viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì việc học online lại không hề đơn giản.

    Nơi các em sinh sống không có mạng wifi, sóng điện thoại chập chờn, thậm chí có nơi còn chưa được phủ sóng điện lưới quốc gia.

    Mặc dù vậy, nhiều em luôn cố gắng vươn lên, khắc phục hoàn cảnh để có thể đảm bảo việc học của mình. 

    Dưới đây là các học sinh, sinh viên tiêu biểu đã vượt khó, khắc phục hoàn cảnh để vươn lên trong học tập:

    Do gia đình ở khu vực sóng điện thoại chập chờn, không ổn định nên em Hồ A Vàng- học sinh lớp 12A15 người dân tộc Mông, hộ khẩu tại xã Ma Thì Hồ, Mường Chà, Điện Biên đã tự làm lán cách nhà hơn 1km để có mạng 4G học online.

    Nhà Pờ Hùng Sơn, dân tộc La Hủ, học sinh lớp 12A8 có hộ khẩu tại xã Bum Tở, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ở khu vực sóng điện thoại yếu nên không thể dùng 3G để học online. Bố em đã giúp em dựng 1 cái lán trên đồi để học. Do từ nhà đến lán khá xa nên Sơn mang theo sách vở, củi, gạo, muối vừng lên lán ở một mình để học, đến nay đã được gần 1 tháng.

    Để có thể học online, mỗi buổi sáng Vàng Ha Mé, dân tộc La Hủ, học sinh lớp 12A8, có hộ khẩu tại xã Bum Tở, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu phải đạp xe ra khu vực có sóng điện thoại cách nhà gần 4km để ngồi học.

    Ma Thị Tươi- sinh viên năm 2 khoa Khách sạn Du lịch, Đại học Thương mại, sinh ra và lớn lên ở vùng núi khó khăn thuộc xóm Cao Biền, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Thấy con gái nhiều hôm đội mưa nắng ngồi học, bố Tươi quyết định dựng lán tạm ở đỉnh Lân Luông cho con có chỗ trú, yên tâm học tập hơn từ 16/3.

    Sùng A Sì hiện đang là học sinh lớp 12A8, trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc. Để học trực tuyến, A Sì khăn gói sách vở, quần áo lên lán ở nương cách nhà 17 km để có sóng điện thoại.

    Từ khi ra lán ở để học trực tuyến, Sùng A Sì không đi chợ, thức ăn là muối trắng, củ sắn, rau rừng,...

    Vì ở nhà không có sóng điện thoại, nên Xồng Bá Chia, dân tộc Mông, học sinh lớp 12A6 có hộ khẩu tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An phải học tại kho ngô ở trên nương. Không gian trong kho rất chật chội, một mình Chia ở đây vừa học vừa giúp bố mẹ làm nương.

    Vàng A Pò, dân tộc Mông, học sinh lớp 12A6 có hộ khẩu tại xã Cao Chải, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Pò thường phải lên nương cách xa nhà để bắt sóng 3G học bài và làm nương giúp bố mẹ. 

    Vàng Thị Xa, dân tộc Mông, học sinh lớp 11A4 có hộ khẩu tại xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Hàng ngày, ngoài việc phụ giúp gia đình, Xa tranh thủ học bài mỗi khi lên nương rẫy.

    Quang Thế Hà, dân tộc Thái, học sinh lớp 10A10, có hộ khẩu tại xã Diễn Lãm, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Để có thể học trực tuyến, em dựng tạm cái lán trên đồi khá xa nhà vì ở đó mạng mới ổn định. Cứ đến giờ học em lại lên đây để nghe các thầy cô giảng bài.

    Bạch Hiền (t/h)

    Nguồn ảnh: Giáo dục& Thời đại, Tiền Phong, Zingnews.vn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoc-sinh-vung-cao-dung-lan-dao-cu-rung-kiem-tien-mua-the-dien-thoai-de-hoc-online-trong-mua-dich-a319325.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan