+Aa-
    Zalo

    Hội đồng Bảo an họp khẩn, yêu cầu quân đội Myanmar thả Cố vấn Suu Kyi

    • DSPL
    ĐS&PL Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi quân đội Myanmar thả Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều người khác.

    Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi quân đội Myanmar thả Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều người khác.

    Người dân bày tỏ ủng hộ bà Aung San Suu Kyi tại thủ đô Bangkok, Thái Lan ngày 3/2. Ảnh: Reuters

    Ngày 4/2, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) ra tuyên bố với sự đồng thuận của 15 thành viên rằng “cần duy trì các thể thể và tiến trình dân chủ, kiềm chế bạo lực và hết mực tôn trọng nhân quyền, tự do cơ bản và pháp quyền”.

    Ngôn từ trong tuyên bố được cho là nhẹ hơn so với bản thảo do Anh soạn lúc đầu và không đề cập “đảo chính” ở Myanmar, theo Reuters.

    Hội đồng Bảo an là cơ quan chính trị quan trọng nhất của Liên Hiệp Quốc. Hiện hội đồng có 5 thành viên thường trực bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc, cùng 10 thành viên không thường trực, trong đó có Việt Nam (nhiệm kỳ 2020-2021).

    Bà Barbara Woodward, Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc, Chủ tịch Hội đồng bảo an trong tháng 2 kêu gọi: “Chúng tôi kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người bị giam giữ. Các thành viên Hội đồng Bảo an nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục ủng hộ tiến trình chuyển giao dân chủ và kiềm chế bạo lực ở Myanmar.

    Các thành viên Hội đồng Bảo an nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì các thể chế và quy trình dân chủ, kiềm chế bạo cũng như khuyến khích theo đuổi đối thoại và hòa giải phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của người dân Myanmar”.

    Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh tình hình tại Myanmar vẫn diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh này, hàng chục nghị sĩ Myanmar vẫn tổ chức lễ tuyên thệ nhậm chức.

    Cùng lúc đó, tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden nói quân đội Myanmar nên rút lui, trong khi Washington xem xét việc đưa ra các lệnh trừng phạt và phối hợp với các đồng minh để giải quyết tình hình.

    “Một lực lượng dân chủ không nên bỏ qua ý chí của người dân hoặc tìm cách bác bỏ kết quả của một cuộc bầu cử đáng tin cậy”, ông Biden nói.

    Hai thượng nghị sĩ Mỹ, một từ đảng Dân chủ và một từ đảng Cộng hòa, cho biết họ sẽ đưa ra một nghị quyết vào thứ Năm kêu gọi quân đội Myanmar lùi bước sau cuộc đảo chính, bằng không họ sẽ phải đối mặt với hậu quả, đặc biệt là các lệnh trừng phạt.

    Trước đó,ngày 1/2, bà Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo đảng cầm quyền đã bị bắt trong một cuộc đột kích của quân đội Myanmar. Trong tuyên bố sau đó, quân đội nói họ thực hiện vụ bắt người trên nhằm phản ứng với "gian lận bầu cử" cuối năm ngoái ở nước này.

    Ngày 4/2, một nhóm người biểu tình đã giơ các biểu ngữ và hô to những khẩu hiệu phản đối cuộc “đảo chính của quân đội Myanmar” ở thành phố Mandalay, miền bắc Myanmar. Theo Reuters, đây là cuộc biểu tình phản đối đảo chính trên đường phố đầu tiên ở Myanmar kể từ ngày diễn ra chính biến.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoi-dong-bao-an-hop-khan-yeu-cau-quan-doi-myanmar-tha-co-van-suu-kyi-a355276.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan