+Aa-
    Zalo

    Hội thảo “Thuốc - Thực phẩm chức năng - giải pháp an toàn thực phẩm và bảo vệ thương hiệu nâng cao chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp”

    ĐS&PL Giám đốc ACT-HCM nhận định: “Bất cứ hành vi gian lận nào trong lĩnh vực thuốc và thực phẩm chức năng đều ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe con người”.

    Ngày 20/7, tại Văn phòng Chính phủ Phía Nam (Tp.HCM), Chi nhánh Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam tại Tp.HCM (ACT-HCM) phối hợp với Ban Quản lý An toàn thực phẩm Tp.HCM tổ chức buổi hội thảo “Thuốc - Thực phẩm chức năng - giải pháp an toàn thực phẩm và bảo vệ thương hiệu nâng cao chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp”.

    Tham dự buổi hội thảo có PGS-TS Lê Văn Truyền - Nguyên thứ trưởng Bộ Y tế - Chủ tịch hội đồng tư vấn cấp phép lưu hành thuốc; ông Trần Văn Dũng - phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường-Tổng Cục quản lý thị trường; PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban quản lý an toàn thực phẩm TP. HCM; ông Ngô Văn Nhơn - Chủ tịch Hội Chất lượng TP. HCM; ông Phạm Văn Thọ - Giám đốc CN Trung tâm Công nghệ chống hàng gia Việt Nam tại TP. HCM; cùng các khách mời và các doanh nghiệp tham dự.

    Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phạm Văn Thọ - Giám đốc ACT-HCM chia sẻ, thuốc, thực phẩm chức năng là 2 loại sản phẩm mà con người đưa trực tiếp vào cơ thể để chữa bệnh và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

    Chính vì đưa trực tiếp vào cơ thể con người, các loại thực phẩm này phải được kiểm soát một cách chặt chẽ bởi bất cứ hành vi gian lận nào trong lĩnh vực thuốc và thực phẩm chức năng đều ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe con người.  

    “Hội thảo nhằm giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thuốc và thực phẩm chức năng nắm vững các quy trình đăng kí của doanh nghiệp, sự quản lý của nhà nước và các quy định xử lý khi doanh nghiệp không thực hiện đúng quy trình, quy định của nhà nước", ông Phạm Văn Thọ cho biết.

    anh 1n

    Ông Phạm Văn Thọ - Giám Đốc ACT-HCM phát biểu tại hội thảo.

    Trước những thách thức và rủi ro về vấn nạn thuốc giả, thực phẩm và thực phẩm sức khỏe... hiện diện khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển.

    Người tiêu dùng nhiều khi cũng không nhận thức được và không quan tâm đến hậu quả nghiêm trọng khi sử dụng thuốc và các sản phẩm bảo vệ sức khỏe giả hoặc kém chất lượng.

    Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm Tp.HCM cho rằng, chưa thể khẳng định các thực phẩm, hàng chính hãng của nơi sản xuất liệu có bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng hay không, bởi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng những trường hợp hàng hóa làm giả sẽ đi kèm theo hàng kém chất lượng. Bởi, người ta không có trách nhiệm bảo vệ thương hiệu, chủ yếu là vì lợi nhuận.

    “Thế nên, hàng gian, hàng giả không chỉ ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu, lợi nhuận của doanh nghiệp chân chính mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Chúng tôi luôn xác định phải phối hợp với các ngành, các cấp, đặc biệt là quản lý thị trường trong việc phòng chống hàng gian, hàng giả”, bà Lan khẳng định.

    anh 2n

    Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm Tp.HCM phát biểu tại hội thảo.

    Ở Việt Nam, ngoài dược phẩm, thị trường sản phẩm bảo vệ sức khỏe cũng tăng vọt do mô hình bệnh tật của Việt Nam đang chuyển đổi sang mô hình các bệnh mạn tính, do tuổi thọ tăng, do thu nhập của người dân tăng và khuynh hướng bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe để phòng chống dịch bệnh. Sức hút của thị trường làm cho số nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng vọt.

    Ngay cả trước khi xẩy ra đại dịch SARS-CoV-2, đã bùng nổ tình trạng kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe và dược phẩm online, quảng cáo qua mạng xã hội, internet, tư vấn trực tiếp cho người dùng qua điện thoại, chat box..., chuyển hàng qua bưu điện, hoặc qua người vận chuyển...

    Với hình thức này người kinh doanh không công khai nơi trưng bày, bảo quản hàng hóa, thường giao hàng với số lượng ít theo đơn đặt hàng qua điện thoại gây rất nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa sản xuất, kinh doanh sản phẩm không bảo đảm chất lượng và an toàn.

    Việc giả danh bác sỹ, dược sỹ để tư vấn qua điện thoại và sử dụng hình ảnh các nhân vật nổi tiếng (chuyên gia y dược, nghệ sĩ...) để quảng cáo không đúng sự thật về sản phẩm cũng bùng nổ theo sự phát triển công nghệ nghe - nhìn và phương tiện truyền thông đại chúng.

    anh 3n

    Các chuyên gia chia sẻ, giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp về các giải pháp an toàn thực phẩm và bảo vệ thương hiệu.

    Trong bối cảnh như vậy, các nhà sản xuất chân chính cần đầu tư các giải pháp khoa học - công nghệ để giúp người tiêu dùng và nhà quản lý nhận diện thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ hình ảnh nhà sản xuất và sản phẩm, chống giả mạo...

    Tại buổi hội thảo, các doanh nghiệp đã được nghe nhiều ý kiến của chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực như: một số quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm; các bài tham luận về tác hại của thuốc giả, quy trình kiểm tra, xử lý hàng nhái, hàng giả, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào giải pháp an toàn thực phẩm và dược phẩm.

    Bên cạnh đó, Chi nhánh Trung tâm Công nghệ thống hàng giả Việt Nam tại TP. HCM sẽ giới thiệu các giải pháp chống giả như: Giải pháp chống giả ACT và giải pháp chống giả Truedata. Nhằm để doanh nghiệp áp dụng cho việc bảo vệ sản phẩm của mình làm ra không bị làm giả và sự đồng hành của các cơ quan quản lý khi phát hiện hàng hóa của doanh nghiệp bị làm giả và sự trao đổi giữa doanh nghiệp và các chuyên gia nhằm làm sáng tỏ những thắc mắc của doanh nghiệp.

    Nội dung các chuyên gia đã trình bày và thảo luận tại hội thảo lần này sẽ bổ sung cho doanh nghiệp thêm nhiều kiến thức hữu ích trong quản lý, điều hành cũng như cách thức bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp mình khi giới tội phạm buôn lậu và hàng giả, với lợi nhuận kếch sù của các hoạt động này, không ngần ngại đầu tư sử dụng công nghệ cao trong sản xuất và buôn bán hàng giả, đặc biệt là thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và dược phẩm. Nếu các nhà quản lý và doanh nghiệp không sử dụng các giải pháp công nghệ cao hơn thì cuộc chiến chống hàng giả khó giành được kết quả mong muốn để bảo vệ người tiêu dùng.

    Chi nhánh Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam tại Tp.HCM (ACT-HCM) có các chức năng và nhiệm vụ cụ thể: In và cung cấp cho doanh nghiệp các loại tem công nghệ cao; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp giám định, giám sát, để phân biệt hàng thật, hàng giả; cung cấp các dịch vụ chống hàng giả, hàng nhái, hỗ trợ dịch vụ bản quyền tác giả tác phẩm, sở hữu trí tuệ, mã số, mã vạch sản phẩm; tổ chức các hoạt động dịch vụ, truyền thông, tổ chức sự kiện, hội thảo, đào tạo nguồn nhân lực quản lý và thực hành cho doanh nghiệp; quảng bá doanh nghiệp trên website, trang thông tin điện tử và các báo đài liên quan; thực hiện quy trình áp dụng, ứng dụng công nghệ chống hàng giả trên sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp; phối hợp các cơ quan ban ngành hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hàng giả bảo vệ thương hiệu.

    Thế Hoàng

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoi-thao-thuoc-thuc-pham-chuc-nang-giai-phap-an-toan-thuc-pham-va-bao-ve-thuong-hieu-nang-cao-chat-luong-san-pham-cho-doanh-nghiep-a545450.html
    Agribank tham dự Hội thảo trực tuyến về “Thúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệp khởi nghiệp - Kinh nghiệm từ Tiểu vùng sông Mê-kông (GMS)”

    Agribank tham dự Hội thảo trực tuyến về “Thúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệp khởi nghiệp - Kinh nghiệm từ Tiểu vùng sông Mê-kông (GMS)”

    Mới đây, Agribank đã tham dự và trình bày tham luận tại Hội thảo trực tuyến về “Thúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệp khởi nghiệp - Kinh nghiệm từ Tiểu vùng sông Mê-kông (GMS)” do Viện Mekong (MI) và Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp và Nông thôn Châu Á - Thái Bình Dương (APRACA) phối hợp tổ chức.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Agribank tham dự Hội thảo trực tuyến về “Thúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệp khởi nghiệp - Kinh nghiệm từ Tiểu vùng sông Mê-kông (GMS)”

    Agribank tham dự Hội thảo trực tuyến về “Thúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệp khởi nghiệp - Kinh nghiệm từ Tiểu vùng sông Mê-kông (GMS)”

    Mới đây, Agribank đã tham dự và trình bày tham luận tại Hội thảo trực tuyến về “Thúc đẩy doanh nghiệp nông nghiệp khởi nghiệp - Kinh nghiệm từ Tiểu vùng sông Mê-kông (GMS)” do Viện Mekong (MI) và Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp và Nông thôn Châu Á - Thái Bình Dương (APRACA) phối hợp tổ chức.

    Hội thảo “Nâng cao nhận thức về việc chăm sóc và vệ sinh phụ khoa hàng ngày cho bé gái”

    Hội thảo “Nâng cao nhận thức về việc chăm sóc và vệ sinh phụ khoa hàng ngày cho bé gái”

    Kết thúc buổi hội thảo do Công ty TNHH STAYCOOL Việt Nam phối hợp với bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tổ chức vừa qua, đại diện công ty TNHH Staycool đã có bài báo cáo giới thiệu tổng quan về INTIQUEEN. Đây là sản phẩm chăm sóc vệ sinh vùng kín chuyên biệt dành riêng cho bé gái được nhập khẩu từ Châu Âu được hội đồng các bác sĩ bệnh viện Phụ Sản Hà Nội khuyên dùng.

    Hội thảo “Giải pháp tăng tiết sữa sau sinh cho mẹ từ châu Âu”

    Hội thảo “Giải pháp tăng tiết sữa sau sinh cho mẹ từ châu Âu”

    Vừa qua tại Hà Nội, hội thảo “Giải pháp tăng tiết sữa sau sinh cho mẹ từ châu Âu” do đại diện công ty EUVISION đã giới thiệu tổng quan về sản phẩm LACTA được sản xuất bởi tập đoàn MASENZ DANYA phối hợp cùng với các chuyên gia đầu ngành bệnh viện Sản Hà Nội tổ chức.