+Aa-
    Zalo

    Hơn 1 triệu lao động Việt Nam đang thất nghiệp

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) – Theo Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, cả nước có 1.117.700 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 29.000 người so với quý II vừa qua.

    (ĐSPL) – Theo Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, cả nước có 1.117.700 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 29.000 người so với quý II vừa qua.

    Chiều ngày 2/12, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐ-TB-XH) đã tổ chức buổi họp báo công bố Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý III năm 2016.

    Theo đó, quý III năm 2016, cả nước có 1.117.700 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 29.000 người so với quý II vừa qua. Trong đó, độ tuổi lao động là thanh niên (từ 15-24 tuổi) là 642.600 người (chiếm tỷ lệ 7,86%). Riêng tỉ lệ cho thanh niên thành thị gấp 4 lần tỉ lệ thất nghiệp chung.

    Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp. Ảnh: Nhân Văn

    Tại buổi họp báo, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Lao động xã cho biết, trong số những người bị thất nghiệp, số người có trình độ chuyên môn thất nghiệp là 456.100 người. Trong đó, nhóm có trình độ đại học trở lên thất nghiệp nhiều nhất với 202.300 người; số người thất nghiệp của nhóm cao đẳng chuyên nghiệp là 122.400 người và trung cấp chuyên nghiệp là 73.800 người.

    Về nhu cầu tuyển dụng và tìm việc, trong quý III/2016, có 244.000 việc làm được các doanh nghiệp đăng tuyển dụng, tăng 7,7% so với quý trước. Số người có nhu cầu tìm việc làm là 71.600 người, tăng 26% so với quý trước trong đó số người tìm việc có bằng cấp chiếm 81,2%. Trong đó, nhóm nghề người lao động tìm việc nhiều là kế toán - kiểm toán chiếm 31,5%, tài chính ngân hàng chiếm 11,7%, lao động phổ thông chiếm 10,9%.

    Ông Vinh cũng thông tin thêm, trong thời gian qua, chất lượng lao động tiếp tục được cải thiện. Quý III/2016, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có chuyên môn kỹ thuật với bằng cấp/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên là 11,42 triệu, chiếm 20,98 % lực lượng lao động, tăng 441.000 người (tăng 0,76 điểm phần trăm) so với quý III.2015. Trong đó, đặc biệt tăng mạnh ở nhóm cao đẳng nghề (26,86%), tiếp đến là nhóm đại học trở lên (4,55%), sơ cấp nghề (4,06%), trung cấp chuyên nghiệp (1,04%) và trung cấp nghề (0,42%).

    Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp cho hay, so với quý II/2016, thị trường lao động quý III.2016 có những chuyển biến tích cực như tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng, tỉ lệ việc làm trong ngành nông, lâm, thủy sản giảm, thu nhập của lao động làm công ăn lương tăng lên. Tuy nhiên, trong 3 quý gần đây, tăng trưởng kinh tế không tạo ra nhiều việc làm, tỉ lệ lao động làm công hưởng lương giảm, tỉ lệ thất nghiệp tăng lên.

    Các chuyên gia dự báo, quý IV năm 2016, GDP sẽ tăng khoảng 7,1-7,3%. Đồng thời nền kinh tế tiếp tục thu hút vốn FDI; xuất khẩu tăng. Đặc biệt, doanh nghiệp mới sẽ tăng mạnh cả số lượng và vốn. Đây là những động lực này sẽ tác động tích cực đến thị trường lao động trong quý IV, đặc biệt là thị trường lao động dịp cận Tết năm nay sẽ rất sôi động.

    Điều 4, Bộ luật lao động quy định: “Chính sách của Nhà nước về lao động

    1. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động; có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

    2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.

    3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.

    4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung cầu lao động.

    6. Hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

    7. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên”

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hon-1-trieu-lao-dong-viet-nam-dang-that-nghiep-a172579.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan