+Aa-
    Zalo

    Hơn 730 cá thể tê giác bị giết hại tại Nam Phi

    • DSPL
    ĐS&PL Do nạn săn bắn bất hợp pháp tiếp diễn, đến thời điểm hiện tại, hơn 730 cá thể tê giác bị giết hại tại Nam Phi, bất chấp các nỗ lực chấm dứt vấn nạn trên.

    Do nạn săn bắn bất hợp pháp tiếp diễn, đến thời điểm hiện tại, hơn 730 cá thể tê giác bị giết hại tại Nam Phi, bất chấp các nỗ lực chấm dứt vấn nạn trên. Các nhà quản lý động vật hoang dã lo ngại loài thú móng guốc này sẽ bị tuyệt chủng vào cuối thập kỷ này.

    Báo cáo mới nhất cho thấy tính đến thời điểm hiện tại, ngày 11/9, đã có 736 cá thể tê giác bị giết hại tại Nam Phi và có thể đánh dấu năm 2014 là năm mà nạn săn bắn lên đến mức cao điểm. Nếu tình trạng này tiếp diễn, kết thúc năm 2014 sẽ có 1.096 cá thể tê giác bị giết hại và vượt qua con số 1.004 của năm 2013.

    Ảnh minh họa.

    Bà Deidre Carter, Nghị sĩ Nghị viện Nam Phi, khẳng định: “Vào năm 2019, chúng ta sẽ chỉ thấy hoặc nghe kể về tê giác trên Google hoặc trong các thư viện”.

    Ngày 8/9, các lực lượng chức năng đã phát hiện xác một cá thể tê giác ở ngoài một trang trại gần Johannesburg. Các hành vi xâm hại đối với tê giác diễn ra khoảng 3 lần/ ngày và thường không bị phát hiện. Tuy nhiên, vụ việc vừa trên đã bị camera ghi lại. Richard Brooker, chủ trang trại cho biết: “Các đối tượng đã nhảy qua hàng rào vào trong trang trại và sát hại tê giác bằng 2 phát đạn. Một tên khác đột nhập vào và cả bọn đã lấy sừng tê giác”.

    Nạn săn bắn tê giác ở Nam Phi ngày càng tăng do nhu cầu sử dụng sừng tê giác, mặc dù lệnh cấm buôn bán quốc tế tê giác theo quy định của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) có hiệu lực từ năm 1977.

    Theo WWF, sừng tê giác được coi là một biểu tượng của sự giàu sang và giá trị đã tăng gấp 20 lần kể từ những năm 1970.

    Cùng với cách chế biến nghiền thành bột, sừng tê giác còn được sử dụng trong các vị thuốc cổ truyền của châu Á nhằm điều trị một số bệnh.

    Đặc biệt, tê giác đen đang gặp nhiều mối đe dọa. Mặc dù quần thể đã nhân đôi trong vòng hai thập kỷ qua với 21.000 cá thể song con số cá thể tồn tại vào đầu thế kỷ 20 là khoảng 100.000.

    Mất sinh cảnh do phát triển khai thác rừng và tăng dân số, đặc biệt là ở châu Á cũng là các mối đe dọa đối với tê giác.

    Tuần trước, Nghị viện Nam Phi đã thảo luận về các biện pháp đấu tranh chống săn bắn trái phép thông qua việc hỗ trợ lực lượng kiểm lâm ngăn chặn các tay săn trộm xâm nhập qua biên giới.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hon-730-ca-the-te-giac-bi-giet-hai-tai-nam-phi-a50386.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Voi ma mút tuyệt chủng vì... hoa dại

    Voi ma mút tuyệt chủng vì... hoa dại

    Sức mạnh của các loài hoa có ý nghĩa quyết định sự sống và cái chết, làm tuyệt chủng một số loài động vật khổng lồ như voi ma mút và tê giác