+Aa-
    Zalo

    Hợp đồng khống, cấp dưới mang 5 tỷ "biếu" Dương Chí Dũng?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) – Ở Vinalines, khi được cấp 1 khoản vốn thì cũng phải chia cho người này người kia một khoản nhất định với tỷ lệ “tương xứng”?
    (ĐSPL) – Ở Vinalines, khi được cấp một khoản vốn thì cũng phải chia cho "người này, người kia" một khoản nhất định với tỷ lệ “tương xứng”?
    Khi tòa chuyển sang xét hỏi Trần Hải Sơn, nói lại về quan hệ giữa Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Sơn nói: “Bị cáo ở đơn vị, không ở Tổng Công ty, nhưng trong Vinalines, ai cũng biết về việc 2 “sếp” kình nhau”.
    Về việc ăn chia tiền, Sơn trình bày, phải là những người biết rất rõ thì mới đổ cho người khác được. Sơn khẳng định lại về việc được chỉ đạo nhận 1,666 triệu USD và mang chuyển cho các sếp theo tỷ lệ được dặn. 
    Theo tài liệu điều tra, Sơn khai liên lạc với Dũng khi cựu chủ tịch vào TPHCM công tác “em gặp bác để chuyển ít quà – quà là khoản tiền từ hoa hồng trong vụ ụ nổi” – Trích trong lời khai của Sơn.
    Bị cáo Trần Hải Sơn tiếp tục "tố" các "sếp" của mình
    Sơn trình bày lại lần đầu tiên mang 2,5 tỷ đồng cho Mai Văn Phúc ở làng Quốc tế Thăng Long. Sơn nhờ em gái Hải Hà gửi 2 tỷ đồng qua tài khoản của em rể tên Hưng. Sơn có 500 triệu đồng tiền mặt cầm theo nữa là đủ. Sau đó, Hưng đến đón Phúc ở khách sạn Hoa Hồng rồi đưa anh vợ qua khu làng Quốc tế này. Xong việc Sơn ra sân bay vào lại Sài Gòn luôn.
    Giải thích về mâu thuẫn khi trong lời khai trước của bị cáo Sơn khi chung cư mà Sơn tả có cổng, cửa, Sơn cho rằng đó là do điều tra viên hiểu sai ý viết lại khi Sơn nói kiểu từ người miền Nam dùng.
    Lần đưa tiền thứ 2 cũng tại nhà Phúc, Sơn đưa 5 tỷ đồng, do em gái Hải Huyền chuẩn bị cho 3 tỷ, còn khoản 2 tỷ đồng rút bằng chứng minh thư từ Ngân hàng Hàng hải. Lần đưa này chỉ cách lần đầu tiên khoảng 3 tuần.
    Trả lời về lần mang 2,5 tỷ đồng về quê An Dương, Hải Phòng cho Phúc, Sơn nhấn mạnh, tiền để trong một túi nilon màu đen. Hôm đó em rể lấy xe chở Phúc đi, chiếc xe 7 chỗ không vào trong ngõ nhà Phúc được. Sơn xuống xe ở đầu ngõ, đi bộ vào khoảng 200m. Hôm đó nhà Phúc đang có việc, đông người. Sơn vào một phòng khách, có bộ bàn ghế, chỉ ngồi khoảng 10-15 phút rồi về luôn.
    Sơn khẳng định bản thân chưa gặp con Phúc bao giờ nhưng khi vào nhà ngồi nói chuyện thì biết có con Phúc ở đó.
    Khoảng cách đưa tiền giữa lần 2 với lần 3 khá dài vì vướng việc tập trung sửa chữa ụ nổi ở Nha Trang. Khi đó lại xảy ra vụ hạt nix gây ô nhiễm của Vinashin, phải theo dõi nên gần Tết mới chuyển nốt tiền cho Phúc.
    Tòa đặt vấn đề, Chiều là Trưởng Ban QLDA trong khi Sơn chỉ là Phó Ban, Chiều rõ ràng biết ụ nổi chào bán chỉ dưới 5 triệu USD mà Vinalines mua lại giá 9 triệu USD thì sao khi đưa tiền không nói rõ với Chiều là tiền ụ nổi?
    Bị cáo Sơn cho biết thêm: “Khi bị cáo làm Tổng Giám đốc một công ty con của Vianlines, được cấp 1 khoản vốn thì cũng phải chia cho người này người kia một khoản nhất định. Việc chia cũng có tỷ lệ nhất định”.
    Sơn khai lại, khoản tiền đưa cho Chiều, ban đầu Sơn cũng nhớ là chuẩn bị 500 triệu đồng chứ không phải 340 triệu đồng, nhưng sau đó Chiều nói với cơ quan điều tra là 340 triệu nên Sơn nghĩ Chiều khai thế thì đúng thế thôi vì bị cáo rất tin Trần Hữu Chiều. Có thể là tiền bị cáo rút ra rút vào nhiều, có thể lẫn.
     Bị cáo Mai Văn Phúc thấy dằn vặt rất nhiều về việc xảy ra tại TCty Hàng hải
    Luật sư Trần Đình Triển đề nghị được thẩm vấn thêm Mai Văn Khang. Tuy nhiên, Khang phủ nhận việc Sơn khai một lần tại phòng Khang, Dũng xuống có dặn Sơn, Khang phải mua bằng được ụ nổi 83M. Khang không biết người nào liên hệ với công ty AP trước đó để biết thông tin về ụ nổi 83M.
    Lần cả đoàn đi khảo sát ở Nga có đến văn phòng nhà máy Nakhodka và được cung cấp hồ sơ pháp lý của ụ nổi.
    Về công ty Global Success thì chỉ đến khi bị bắt, tại cơ quan điều tra Khang mới nghe thông tin về công ty này.
    Bị cáo Sơn cũng xác nhận là có văn bản Sơn gửi cho ông Goh bàn về việc thương lượng giá.
    Luật sư Nguyễn Đại Thắng đề nghị hỏi chị Trần Hải Hà (em gái Trần Hải Sơn). Hà kể việc có lần Sơn báo em gái chuẩn bị 5 tỷ đồng. Hà đi rút ngân hàng nhiều lần về mới đủ tiền nhưng khi đưa Sơn, Sơn nói “Tiền anh để mang cho bác Dũng “Tổng” ngoài Hà Nội mà lẻ như này thì mang bao tải đi à. Mang đi đổi tiền 500.000 đồng cho anh”.
    Vì vậy, chị Hà mới biết tiền anh trai nhiều lần bảo chuẩn bị cho anh để đi đưa sếp là đưa cho bác Dũng “Tổng”.
    Chị Hà cho biết thêm, lần đưa tiền đó, Sơn hẹn được “bác Dũng tổng” vào tầm chiều tối. Khi đó phải lo đổi tiền rất gấp mới kịp cho anh mang đi.
    Khi luật sư Trần Đại Thắng hỏi bị cáo Sơn: “Bị cáo làm hợp đồng hợp tác kinh doanh, rồi làm thủ tục nhận xong chuyển trả lại 1,666 triệu USD, nghĩa là trả lại hết ông Goh bằng ấy tiền à?”. Sơn khẳng định, ngay bản thân hợp đồng hợp tác đã là khống rồi, thì giấy tờ để chuyển lại khoản tiền cũng là hình thức thôi, còn thực tế khoản tiền đã chuyển về Việt Nam.
    Tại phiên tòa sáng nay, Mai Văn Phúc cũng đã nhận thức nghiêm túc về trách nhiệm của mình, cựu Tổng Giám đốc Vilaniles nói: “Sự thật việc xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải làm thất thoát lớn tiền bạc của nhà nước, người dân, bị cáo cũng phải suy nghĩ và dằn vặt rất nhiều”.
    Báo Đời sống và Pháp luật sẽ tiếp tục cập nhật thông tin…..
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hop-dong-khong-cap-duoi-mang-5-ty-bieu-duong-chi-dung-a31010.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan