+Aa-
    Zalo

    Hưng Yên: Học sinh lớp 11 đuối nước thương tâm tại bể bơi

    (ĐS&PL) - Tại bể bơi Minh Hoàng (thuộc thôn Ông Tố, thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) đã xảy ra vụ đuối nước khiến một học sinh lớp 11 tử vong. Đây là vụ đuối nước thứ hai xảy ra tại bể bơi này.

    Theo Vietnam Plus, chiều 19/8, em L.Đ.S, học sinh lớp 11, trú tại xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đến bể bơi Minh Hoàng thuộc thôn Ông Tố, thị trấn Yên Mỹ để tắm thì bị đuối nước.

    Ngay sau khi lực lượng cứu hộ đưa lên bờ, S được hô hấp nhân tạo và đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, nhưng em không qua khỏi.

    Bể bơi Minh Hoàng hoạt động từ tháng 5/2018. Trước đó, vào ngày 23/7/2020, tại bể bơi này cũng đã xảy ra vụ đuối nước khiến một học sinh lớp 8, Trường Trung học Cơ sở Đoàn Thị Điểm, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ tử vong.

    Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ.

    hung yen hoc sinh lop 11 den be boi tam thi bi duoi nuoc thuong tam1
    Ảnh minh họa.

    Vì vấn đề an toàn khi bơi lội, cần chú ý những điểm sau:

    - Bơi lội ở nơi quy định.

    - Tuân thủ các quy định của bể bơi.

    - Trước khi xuống bơi nên tắm gội, có thể giúp thân thể thích nghi quen dần với nhiệt độ nước và bảo vệ chất lượng nước ở bể bơi.

    - Bên bể bơi không được chạy nhảy hay đuổi bắt tùy tiện, tránh tình trạng trơn trượt, bị thương. Không được tùy tiện đẩy người khác xuống nước, tránh đụng chạm phải người khác và tránh gây xô xát khi va chạm với bể bơi. Không được nhảy nước, thường bởi vì nước nông, khi nhảy xuống dễ gây chấn thương cho xương cổ.

    - Lúc chơi dưới nước, không được nhấn, đè, ép người khác xuống mặt nước và không chịu buông tay, tránh việc họ bị sặc nước và ngạt thở.

    - Không được đóng kịch quá mức với người cùng nhóm. Ví dụ: Đẩy người cùng nhóm hoặc ép người đó xuống mặt nước, thậm chí giả vờ bản thân bị đuối nước.

    - Khi lặn dưới nước, nên biết lượng sức mình, tránh phát sinh chuyện ngoài ý muốn.

    - Lúc hoạt động dưới nước, bản thân cảm thấy rùng mình hay có hiện tượng bị chuột rút thì mau chóng lên bờ nghỉ ngơi ngay.

    - Khi bơi tiến về phía trước, nên mở mắt, giữ khoảng cách an toàn với người bơi ở phía trước, tránh bị đạp phải và bị thương.

    - Nếu ở dưới nước nhận thấy thể lực bản thân không đủ, không thể bơi lên bờ được nữa, phải lập tức giơ tay xin cứu giúp, hoặc hét lớn "cứu tôi với" và chờ đợi người khác đến cứu hộ.

    - Bố mẹ cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc chiều dài cánh tay . Theo đó, người lớn luôn phải ở cách đứa trẻ chưa biết bơi khoảng cách bằng chiều dài một cánh tay, bất kể nơi chứa nước mà bạn và con đang ở trong đó là gì.

    - Bố mẹ không nên tuyệt đối tin vào sự an toàn c ủa các dụng cụ trợ nổi, trong đó có phao bơi đỡ cổ. Tai nạn có thể xảy đến bất cứ lúc nào và chúng ta tuyệt đối không nên phó mặc sự an toàn của con mình cho phao bơi vì suy cho đến cùng, chúng cũng chỉ là dụng cụ hỗ trợ và các chuyên gia còn phân tích nó thường tạo ra cảm giác an toàn giả.

    - Cha mẹ cần liên tục cảnh báo, nhắc nhở trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu hay khu vực bơi lội chỉ dành cho người lớn.

    - Nhắc nhở trẻ tuân thủ mọi nguyên tắc tại bể bơi hay khu vui chơi dưới nước, tuyệt đối không tự ý xuống nước khi chưa có sự cho phép của người lớn hay đi lại ở những khu vực không được phép, ngay cả khi trẻ đã biết bơi, theo Tiền Phong.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hung-yen-hoc-sinh-lop-11-den-be-boi-tam-thi-bi-duoi-nuoc-thuong-tam-a587452.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan