+Aa-
    Zalo

    Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ còn được gọi là đau thắt ngực ổn định hay suy vành. Đây là bệnh lý tim mạch khá thường gặp ở Việt Nam.

    Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ còn được gọi là đau thắt ngực ổn định hay suy vành. Đây là bệnh lý tim mạch khá thường gặp ở Việt Nam. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ, chất lượng cuộc sống cũng như các chi phí cho điều trị và chăm sóc.

    Ảnh mô tả thiếu máu cục bộ cơ tim

    Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua việc giảm khả năng gắng sức trong lao động và hoạt động thể chất mà còn ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, giấc ngủ và hạnh phúc gia đình. Bên cạnh việc tuân thủ theo các điều trị của bác sĩ, chế độ ăn của người bệnh cũng góp phần quan trọng vào việc kiểm soát bệnh và giảm nguy cơ tử vong. Cùng Bác sĩ chuyên gia dinh dưỡng Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chế độ dinh dưỡng tốt cho người mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.

    Chế độ ăn tốt cho người thiếu máu cục bộ cơ tim

    Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn tính biểu hiện chủ yếu bởi các cơn đau ngực sau xương ức xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi. Nguyên nhân là do các mảng xơ vữa do lắng đọng cholesterol quanh thành mạch vành, gây hẹp lòng mạch cấp máu cho tim.

    Một chế độ ăn hợp lý cho những người bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ sẽ kiểm soát lượng chất béo xấu vào cơ thể, hạn chế sự gia tăng kích thước của mảng xơ vữa và tăng cường các thực phẩm làm giảm cholesterol trong máu.

    Để trả lời cho câu hỏi bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ nên ăn gì hãy tham khảo những gợi ý dưới đây.

    Ưu tiên thực phẩm chứa nhiều chất xơ, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi

    Lượng chất xơ (cellulose) dồi dào được tìm thấy trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như các loại đỗ, đậu Hà Lan, yến mạch và lúa mạch. Chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn do làm giảm thời gian rỗng dạ dày và có thể giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu. Nguồn chất xơ phong phú hơn có mặt ở rau xanh và hoa quả tươi, rau xanh và trái cây còn chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, vitamin C, Canxi, Kali, ... rất tốt cho hệ tim mạch cũng như cả cơ thể. Rau xanh và quả tươi có lợi cho hệ tim mạch của bạn. Do đó bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim nên chú ý ăn nhiều loại rau củ, hoa quả tươi cũng như các loại ngũ cốc nguyên hạt.

    Hãy suy nghĩ về Omega-3 cho sức khỏe tim mạch của bạn

    Bạn có nhận đủ axit béo omega-3 mỗi ngày chưa? Omega-3 được tìm thấy chủ yếu trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi và cá ngừ, có lợi cho trái tim của những người khỏe mạnh và những người có vấn đề về tim mạch. Nghiên cứu cho thấy omega-3 thấp hơn triglyceride (chất béo trong máu lưu thông cùng với cholesterol), làm chậm sự tích tụ mảng bám trong động mạch và có thể làm giảm nguy cơ nhịp tim bất thường. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên ăn cá ít nhất hai lần một tuần, nhưng nếu bạn bị đau thắt ngực, bạn có thể cần nhiều hơn để giúp kiểm soát lượng mỡ trong máu. Bạn nên nhận sự tư vấn từ bác sĩ của bạn xem bao nhiêu là phù hợp với bạn, và liệu bạn có nên bổ sung dầu cá hay không. Thông thường 100g cá biển/ngày sẽ cung cấp đủ lượng omega-3 cần thiết cho cơ thể bạn. Cá hồi có lợi cho bệnh nhân đau thắt ngực ổn định.

    Bác sĩ Dược Sài Gòn

    Chọn sữa ít béo hoặc không béo

    Theo giảng viên điều dưỡng đa khoa Trường cao đẳng Dược Sài Gòn khi mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ nên chọn loại sữa ít béo nên sữa đậu nành, sữa chua không béo và phô mai ít béo. Sữa rất giàu kali, làm giảm nguy cơ đột quỵ, theo các nghiên cứu gần đây. Sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

    Những thực phẩm cần hạn chế đối với bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim

    Ăn ít thịt đỏ

    Thay vì ăn các loại thịt này, người bệnh nên chọn các protein như cá, thịt gia cầm không da và đậu. Người mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn tính nên cân nhắc ăn một bữa không có thịt mỗi ngày.

    Hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể

    Muối gây ứ nước và làm tăng huyết áp.Để giảm muối trong chế độ ăn uống của bạn, hãy ăn nhiều thực phẩm tươi và ít sản phẩm chế biến sẵn như thức ăn nhanh.

    Hạn chế đồ ngọt và chất béo bão hòa

    Khi bạn đưa một lượng đường (carbohydrat) lớn vào cơ thể, hormone insulin sẽ làm giảm lượng đường trong máu về bình thường bằng nhiều cách. Một trong số đó là chuyển hóa đường (carbohydrat) thành chất béo. Hay nói cách khác ăn nhiều đồ ngọt làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và béo phì. Vì vậy, cần hạn chế đồ ngọt trong khẩu phần ăn. Người bệnh mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, khoai, gạo lứt, hạn chế đường từ các chất đồ ngọt, bánh kẹo, đồ uống có gas.

    Bác sĩ chuyên gia dinh dưỡng Trường cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục nên được áp dụng không chỉ với người bệnh mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn tính mà cả với những người khỏe mạnh.

    Hoàng Nhi

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/huong-dan-che-do-dinh-duong-cho-benh-nhan-thieu-mau-cuc-bo-co-tim-a340835.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.