+Aa-
    Zalo

    Huyện Nghĩa Hưng: Quan tâm hỗ trợ nhà ở cho người có công

    • DSPL
    ĐS&PL Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) luôn quan tâm có những chính sách, việc làm thiết thực, hiệu quả thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, trong đó phải kể đến các chương trình hỗ trợ người có công (NCC) với cách mạng về nhà ở, giúp nhiều gia đình ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

    Xác định tầm quan trọng của việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công, hàng năm, Phòng Công thương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đã tham mưu UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc; các xã, thị trấn cũng thành lập Ban Chỉ đạo và phân công cán bộ phụ trách chương trình hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Phòng Công thương đã tích cực phối hợp với các ngành tham mưu cho UBND huyện ra các văn bản đôn đốc, chỉ đạo cụ thể đảm bảo tiến độ; chủ động xây dựng các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các địa phương trong quá trình thực hiện.

    anh nghia hung nd

    Công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản về chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được triển khai đồng thời trên hệ thống phát thanh của huyện và các xã, thị trấn; thông qua các đoàn thể Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ đảm bảo thông tin tới tận các thôn xóm, tổ dân phố, cho đối tượng là người có công với cách mạng. Nhờ đó việc rà soát thống kê nhóm đối tượng thuộc diện hỗ trợ tại các xã, thị trấn đã được thực hiện khá tốt, giúp cho việc tổng hợp xây dựng đề án hỗ trợ báo cáo cấp trên, cơ bản đảm bảo tiến độ. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự phối hợp của các cấp, việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2020 đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần nâng tỷ lệ hộ dân có nhà ở kiên cố trong xây dựng nông thôn mới. Công tác triển khai chính sách hỗ trợ trên địa bàn huyện đã được thực hiện công khai, minh bạch, đúng đối tượng, việc cấp kinh phí, nghiệm thu công trình, thanh quyết toán tiền hỗ trợ đảm bảo quy định, không có thắc mắc, khiếu kiện

    Thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở đối với người có công với cách mạng theo các Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/7/2017 và Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 27/6/2019 của Chính phủ; chỉ đạo của UBND tỉnh. Năm 2020, tổng số hộ của huyện Nghĩa Hưng đã nhận được tiền hỗ trợ là 493/587 hộ, trong đó có 176/196 hộ xây nhà mới; 317/391 hộ sửa chữa. Tổng số kinh phí UBND tỉnh cấp theo đề án là 15,66 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tế triển khai chương trình trên địa bàn huyện thời gian qua còn một số khó khăn, vướng mắc. Nhu cầu xây dựng, sửa chữa của diện đối tượng là rất cấp thiết, dự toán xây dựng sửa chữa và mức vốn tự có của các hộ rất khác nhau, trong khi đó định mức số tiền hỗ trợ chỉ từ 20-40 triệu đồng/hộ, rất nhỏ so với kinh phí thực tế yêu cầu. Do quy trình thủ tục trong khi nhà ở xuống cấp nên nhiều khi nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ thường chưa kịp thời với thời điểm xây dựng sửa chữa. Nhiều trường hợp thuộc diện đối tượng được hỗ trợ và có nhu cầu cấp thiết nhưng không lo đủ tiền kết hợp nguồn kinh phí hỗ trợ để thực hiện xây mới, sửa chữa nhà, nên cũng chưa được thụ hưởng chương trình; một số hộ dân đủ điều kiện, nhưng đến khi cấp tiền thì lại không còn đủ điều kiện nữa (do đã mất, chuyển đi nơi khác ở). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến số tiền trên 2,28 tỷ đồng ngân sách tỉnh cấp chưa giải ngân được. Quy trình, thủ tục triển khai từ bước điều tra xác định đối tượng, đến khâu cuối cùng là thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ…do các văn bản hướng dẫn còn có bất cập, nên khó khăn trong công tác triển khai thực hiện.

    Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo UBND xã, thị trấn rà soát lập danh sách, tiếp tục đề xuất sử dụng các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ người có công với cách mạng sớm cải thiện nhà ở của mình. Chỉ đạo các Phòng Công thương, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan tham mưu đề xuất UBND huyện xử lý nguồn kinh phí chưa sử dụng, nguồn kinh phí đã hỗ trợ theo Nghị quyết số 63/NQ-CP đảm bảo  theo quy định của Nhà nước. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiếp tục rà soát lập danh sách đối tượng người có công có nhu cầu cần hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở trình UBND huyện xem xét có giải pháp hỗ trợ. Chủ động huy động các nguồn vốn hợp pháp để giúp đỡ, hỗ trợ người có công trên địa bàn cải thiện nhà ở.

    Với sự nỗ lực vào cuộc tích cực của các ban, ngành, địa phương, công tác hỗ trợ nhà ở cho các gia đình NCC với cách mạng của huyện Nghĩa Hưng đảm bảo đúng kế hoạch đề ra. Quá trình tổ chức thực hiện đã tạo nên sự thay đổi quan trọng trong đời sống của một bộ phận NCC với cách mạng khó khăn về nhà ở, tạo sự phấn khởi trong nhân dân, giúp các gia đình NCC với cách mạng được thụ hưởng đầy đủ chính sách của Nhà nước, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội tại địa phương.

    Ngọc Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/huyen-nghia-hung-quan-tam-ho-tro-nha-o-cho-nguoi-co-cong-a507528.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Kinh nghiệm chăm lo tốt chính sách người có công ở Nam Định

    Kinh nghiệm chăm lo tốt chính sách người có công ở Nam Định

    Trong những năm qua, công tác chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với Cách mạng được các cấp, ngành chức năng của tỉnh Nam Định chú trọng thực hiện và được phát động sâu rộng tại địa phương. Đối tượng người có công và thân nhân liệt sỹ được quan tâm chăm sóc cả về tinh thần và vật chất, được cải thiện nhà ở hoặc giúp đỡ khắc phục khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống. Ngoài việc thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đây là hoạt động góp phần giúp gia đình chính sách, người có công nâng cao đời sống mọi mặt, đồng thời tri ân, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những thế hệ cha anh đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

    Những thay đổi về chính sách ưu đãi Người có công: Hướng tới nâng cao chế độ và mở rộng diện đối tượng

    Những thay đổi về chính sách ưu đãi Người có công: Hướng tới nâng cao chế độ và mở rộng diện đối tượng

    Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 về ưu đãi người có công với cách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2020) có hiệu lực thi hành từ 1/7/2021 với nhiều điểm mới hướng tới nâng cao chế độ ưu đãi và mở rộng số người hưởng ưu đãi cho người có công với cách mạng.

    Trung tâm điều dưỡng người có công Bắc Giang: Nâng cao chất lượng điều dưỡng thương binh, bệnh binh

    Trung tâm điều dưỡng người có công Bắc Giang: Nâng cao chất lượng điều dưỡng thương binh, bệnh binh

    Những năm qua, Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Bắc Giang với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc người có công (NCC), cán bộ, viên chức Trung tâm Điều dưỡng NCC tỉnh Bắc Giang (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) nỗ lực bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp góp phần cải thiện nâng cao chất lượng điều dưỡng người có công, để lại dấu ấn tốt đẹp với các thương binh (TB), bệnh binh (BB).