+Aa-
    Zalo

    Indonesia: Mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc ở Biển Đông?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Một bài viết đăng trên mạng Foreign Policy gần đây cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tỷ đô ở vùng biển Việt Nam là một sự leo thang nguy hiểm.
    (ĐSPL) - Một bài viết đăng trên mạng Foreign Policy gần đây cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tỷ đô ở vùng biển Việt Nam là một sự leo thang nguy hiểm.
    Trong bài viết này, tác giả Jack Greig  - một nhà phân tích thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược Australia (ASPI) - cho rằng Indonesia có thể là mục tiêu gây hấn tiếp theo của Bắc Kinh, khi cơ khát năng lượng thúc đẩy Trung Quốc ráo riết tranh giành nguồn lợi dầu khí ở Biển Đông.
    Indonesia: Mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc ở Biển Đông?

    Tư lệnh Quân đội Indonessia (TNI) Moeldoko: Thách thức chính của Indonesia trong tương lai gần là “tranh chấp Biển Đông và an ninh biên giới”.

    Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã không còn là một nước xuất khẩu năng lượng ròng mà đã trở thành nước nhập khẩu năng lượng ròng. Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) năm 2013 cho thấy nhu cầu năng lượng của Trung Quốc sẽ chiếm 31\%  nhu cầu năng lượng toàn cầu từ năm 2011 đến năm 2035. Vào năm 2035, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc sẽ lớn gấp đôi Mỹ và gấp 3 toàn Liên minh Châu Âu. Cơn khát năng lượng ngày càng tăng của Trung Quốc sẽ được hỗ trợ bởi sức mạnh hải quân ngày càng tăng. Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ có trong tay nhiều sự lựa chọn để khai thác Biển Đông nhằm tăng cường an ninh năng lượng trong tương lai.
    Đáy biển xung quanh quần đảo Natuna giàu khí đốt và một phần bị nằm trong ranh giới của cái gọi là “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) của Trung Quốc ở Biển Đông. Cái đường lưỡi bò phi lý và tham lam này liếm vào một phần Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia. Indonesia đã khẳng định nhiều lần rằng nước này không có tranh chấp với Trung Quốc ở vùng biển EEZ xung quanh quần đảo Natuna vì tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc (dựa trên cái gọi là “đường lưỡi bò”) là không có cơ sở, theo luật pháp quốc tế.  Nhưng Bắc Kinh đã từ chối trả lời một cách nhất quán hoặc rõ ràng trước yêu cầu làm rõ vấn đề này của Jakarta.
    Ít nhất, giữa Trung Quốc và Indonesia hiện có mâu thuẫn về việc giải thích Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các khái niệm pháp lý “đất liền chi phối  biển”. Nỗ lực của Jakarta nhằm tìm kiếm sự đồng thuận trong ASEAN về Biển Đông đã chủ yếu dựa vào nỗ lực ngoại giao để tạo ra một sự "cân bằng năng động" (PDF), nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng quyền lực ngày càng tăng ở khu vực Đông Nam Á. Xét về lợi ích lâu dài và vai trò của Trung Quốc trong khu vực, mối quan hệ Indonesia-Trung Quốc chính là một sự “mơ hồ chiến lược".
    Sự “mơ hồ chiến lược” trong mối quan hệ  Indonesia-Trung Quốc một phần được thúc đẩy bởi những lo ngại lịch sử. Bắc Kinh và Jakarta đã cắt đứt quan hệ ngoại giao 23 năm sau khi tướng Suharto lên nắm quyền. Việc nối lại quan hệ ngoại giao trong năm 1990 đã không ngăn chặn cuộc khủng hoảng khác trong quan hệ hai nước năm 1994, liên quan đến việc đối xử với Hoa kiều  ở Bắc Sumatra. Vào năm 1998, giữa lúc cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á lên tới đỉnh điểm và các cuộc bạo loạn ở Jakarta, Hoa kiều ở Indonesia một lần nữa trở thành mục tiêu của các cuộc  bạo loạn và kết quả là hàng ngàn người đã chạy trốn ra nước ngoài. Mặc dù cả hai nước hiện đang gặt hái những lợi ích kinh tế của mối quan hệ tốt, nhưng Jakarta không thể không lưu ý những hành động “bắt nạt” của Trung Quốc ở những nơi khác trong khu vực vào tư duy chiến lược của nước này.
    Đáng chú ý nhất là Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Indonessia (TNI), tướng Moeldoko, gần đây thừa nhận rằng thách thức chính của Indonesia trong tương lai gần là “tranh chấp Biển Đông và an ninh biên giới”. Giới phân tích có lý do chính đáng để tin rằng tuyên bố này là tín hiệu cho thấy một thay đổi trong ưu tiên chiến lược của TNI, ít nhất là trong giới lãnh đạo quân sự.
    Nhưng các nhà phân tích vẫn còn chia rẽ về mức độ quan trọng của việc quân đội Indonessia tăng cường đáng kể căn cứ không quân Ranai trên quần đảo Natuna. Có nhà phân tích cho rằng hành động TNI song hành với Bộ Ngoại giao và các chính sách chung của Indonesia.
    Tuy nhiên, Quốc Bộ Ngoại giao Indonesia và TNI luôn để mắt đến vấn đề Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng ở Biển Đông. Phát biểu hồi tháng Hai sau Trung Quốc thiết lập  Khu Xác định phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa cảnh báo: “Chúng tôi đã kiên quyết nói với Trung Quốc rằng chúng tôi sẽ không chấp nhận một khu vực tương tự, nếu nó được thiết lập ở Biển Đông”.
    Mặc dù Trung Quốc và Indonesia hiện đang có mối quan hệ khá thân thiện, căng thẳng ở Biển Đông vẫn tiếp tục âm ỉ. Vì vậy, Jakarta cần có một thỏa thuận chính thức với Trung Quốc về việc EEZ của quần đảo Natuna không dính dáng gì đến cái gọi là bản đồ “đường 9 đoạn”. Jakarta nên đặt chính sách ngoại giao của mình trong một khuôn khổ chiến lược rộng lớn hơn để chủ động hơn trong việc quản lý hàng hải của nước này. Indonesia phải thực hiện các bước đi để bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/indonesia-muc-tieu-tiep-theo-cua-trung-quoc-o-bien-dong-a34253.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan