+Aa-
    Zalo

    iPhone tương lai sẽ "biến mất" một vài bộ phận

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL)- iPhone tương lai sẽ không còn dải nhựa ăng-ten 'xấu xí' bởi Apple đã sáng chế ra một chất liệu hoàn toàn là kim loaị thay thế dải nhựa ăng-ten mặt sau iPhone.

    (ĐSPL)- iPhone trong tương lai sẽ không còn dải nhựa ăng-ten 'xấu xí' bởi Apple đã sáng chế ra một chất liệu hoàn toàn bằng kim loại thay thế dải nhựa ăng-ten mặt sau iPhone, vốn được chê là thiếu thẩm mỹ.

    Nếu bạn dùng iphone chắc sẽ để ý có 2 dải nhựa ở đằng sau mặt lưng của iPhone 5s, iPhone 5 hoặc iPhone 6. Đó chính là nơi mà Apple đặt anten sóng của iPhone, bởi nếu sử dụng toàn bộ kim loại cho máy thì iPhone sẽ không thể thu, phát tín hiệu di động.

    Tuy nhiên, mọi chuyện có thể thay đổi trong tương lai và chúng ta sẽ được chứng kiến một thế hệ iPhone với thiết kế kim loại hoàn toàn, đồng nhất vì Apple đã tìm ra lời giải cho bài toán khó của mình.

    2 dải nhựa ở đằng sau mặt lưng của iPhone 5s, iPhone 5 hoặc iPhone 6 đó chính là nơi mà Apple đặt anten sóng của iPhone.

    Như vậy, những mẫu iPhone mới trong tương lai sẽ được áp dụng chất liệu mới, với mục đích thay thế dải nhựa lớn chạy ngang mặt sau của máy. Dải nhựa này cũng chính là yếu tố khiến cho thiết kế tổng thể của iPhone trông xấu hẳn đi, dễ dàng bám bẩn. Nhưng bù lại, nó giúp cho thiết bị có khả năng thu nhận sóng Wi-Fi, GPS hay Bluetooth.

    Chất liệu mới của Apple cũng vừa mới được Bộ Thương mại Hoa Kỳ - USPTO cấp bằng sáng chế. Được biết, đây là một vật liệu hỗn hợp, trông giống như kim loại mạ, và quan trọng hơn cả, nó cho phép sóng vô tuyến đi qua. Nhờ thế, Apple sẽ không cần đến các đường kẻ nhựa thiếu tính thẫm mỹ đang được sử dụng phổ biến hiện nay nữa. Thay vào đó, chất liệu mới sẽ giúp thiết kế iPhone trông liền lạc, hòa hợp hơn với khung nhôm nguyên khối.

    Tuy nhiên, một trong những thách thức về thiết kế là tạo ra thiết kế kim loại đồng nhất nhưng vẫn không làm ảnh hưởng tới chức năng của sản phẩm. Vì kim loại là vật liệu cản sóng tín hiệu nên bao giờ nó cũng là lựa chọn tồi khi sử dụng thiết bị thu phát sóng điện từ, ví dụ như sóng radio. Thêm vào đó, kim loại còn là vật liệu có điện dung cao nên không thể dùng làm touchpad, màn hình cảm ứng và các thiết bị điện dung khác. Theo đó, những phần bao bọc anten và cảm ứng thường được làm bằng những vật liệu khác kim loại, ví dụ như nhựa hoặc kính. Thật không may, những vật liệu này mang lại tính thẩm mỹ thấp hơn nhiều so với kim loại, tạo ra sự không liền mạch trong thiết kế".

    Điều thú vị đó là Apple đang nghĩ tới việc ứng dụng công nghệ này vào rất nhiều những thứ khác nữa chứ không chỉ xoay quanh việc thay thế dải anten đằng sau iPhone. Apple còn đề cập dến việc sử dụng vật liệu này cho touchpad của máy Mac khiến cho tổng thể máy có hình dạng hoàn toàn bằng kim loại. Bằng sáng chế còn đề cập đến việc sẽ ứng dụng công nghệ này lên màn hình cảm ứng. Không những thế, vật liệu này còn có thể được áp dụng cho bàn rê chuột (Touchpad) của MacBook, phần nào giúp thiết kế chiếc Macbook được đồng nhất hơn với chất liệu vỏ nhôm cứng cáp được bao bọc xung quanh máy.

    Bằng sáng chế của Apple đã mở ra khả năng iPhone và các MacBook trong tương lai sẽ khắc phục được điểm yếu về thiết kế kim loại của mình để đem tới cho người dùng những sản phẩm đẹp hơn. iPhone sẽ sử dụng 100\% thiết kế kim loại nhưng vẫn bắt được sóng còn MacBook sẽ tích hợp bàn touchpad bằng kim loại đồng nhất với vỏ bên ngoài.

    Tuy nhiên bằng sáng chế của Apple lại không nói rõ thời điểm áp dụng, cũng giống như rất nhiều bằng sáng chế khác của Apple. Nhưng nó cũng cho thấy sức sáng tạo và độ chỉnh chu của hãng trong việc tạo ra những kiệt tác công nghệ.

    Đức An (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/iphone-tuong-lai-se-bien-mat-mot-vai-bo-phan-a99309.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.