+Aa-
    Zalo

    Iran sở hữu dàn tên lửa đạn đạo ẩn chứa sức mạnh đáng gờm lớn nhất Trung Đông

    • DSPL
    ĐS&PL Trong hàng chục năm qua, Tehran đã mạnh tay đầu tư xây dựng năng lực chống tiếp cận, chống xâm nhập khu vực, nòng cốt của chiến lược này là các tên lửa đạn đạo.

    Trong hàng chục năm qua, Tehran đã mạnh tay đầu tư xây dựng năng lực chống tiếp cận, chống xâm nhập khu vực, nòng cốt của chiến lược này là các tên lửa đạn đạo.

    Chương trình phát triển tên lửa của Iran được bắt đầu vào những năm đầu của thập niên 1970, dưới thời Vua Shah và được đẩy mạnh trong giai đoạn Chiến tranh Iran - Iraq (1980-1989).

    Kể từ đó, Iran đã hợp tác với Libya, Triều Tiên và Trung Quốc để phát triển kho tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình đồ sộ.

    Đặc biệt, từ kinh nghiệm của cuộc chiến tranh với Iraq, Iran đã đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các loại tên lửa, đưa Iran là quốc gia sản xuất và sở hữu nhiều tên lửa đạn đạo nhất Trung Đông.

    Hiện nay lực lượng tên lửa đạn đạo là một trong những thành phần quan trọng của chiến lược răn đe thế ba chân của Iran (gồm: Lực lượng tên lửa đạn đạo; Lực lượng Đặc nhiệm Quds và Vệ binh cách mạng Hồi giáo).

    Dưới đây là những tên lửa mạnh nhất trong kho vũ khí của Iran, theo National Interest: 

    Tên lửa chống hạm Khalij Fars

    Ảnh: Ground Report

    Mới đây nhất, Iran đã phát triển một tên lửa đạn đạo chống hạm mang tên Khalij Fars, nhằm tấn công mục tiêu trên biển, đối phó quân đội Mỹ ở vịnh Ba Tư.

    Được thử nghiệm và biên chế năm 2011, tên lửa Khalij Fars có tầm bắn 300 km, mang theo đầu đạn nặng 650 kg, đạt tốc độ siêu âm và được trang bị các hệ thống dẫn đường chính xác cao, cho phép đánh trúng mục tiêu trong vòng tròn bán kinh 8,5 m. Tehran đã ra mắt biến thể trang bị đầu dò thụ động Hormuz-1 và radar chủ động Hormuz-2.

    Năm 2013, một tướng Iran từng tuyên bố: "Hôm nay, Iran đã sở hữu tên lửa có thể nghiền nát tàu chiến Mỹ, dễ như làm bẹp một chiếc vỏ lon và nhấn chìm chúng xuống nước biển". Iran đồng thời đã tiết lộ hai biến thể của Khalij Fars gồm Hormuz-1 dẫn đường bằng radar thụ động và Hormuz-2 dẫn đường bằng radar chủ động.

    Tên lửa tầm trung Sejjil

    Ảnh: Getty

    Tên lửa Sejjil có tầm bắn 1.000-2.000 km, mang đầu đạn hạt nhân với tải trọng lên tới 1,2 tấn. Tên lửa này được bất đầu phát triển vào cuối những năm 1990, và được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2008. Trong một cuộc thử nghiệm năm 2009, tên lửa đã bay được khoảng cách 1.900 km.

    Mặc dù tên lửa Sejjil sử dụng thiết kế của Iran, nhưng nó những tính năng tương đương mẫu DF-11 và DF-15 của Trung Quốc, nên nhiều khả năng do Trung Quốc hỗ trợ phát triển.

    Iran đã tuyên bố rằng họ đã phát triển nhiều biến thể của tên lửa Sejjil, bao gồm tên lửa Sejjil-3 mà một số nhà phân tích tin rằng sẽ có tầm bắn tối đa là 4000 km, trọng lượng khi bắn vào khoảng 38 tấn.

    Hơn nữa, ên lửa Sejjil-3 sẽ có khả năng tự thay đổi hành trình bay để né tránh hệ thống phòng thủ của đối phương. 

    Tên lửa đạn đạo Fateh

    Ảnh: AMN

    Fateh-110 và Faeth-331 đều là loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn một tầng và sử dụng bệ phóng di động trên đường bộ. Fateh-110 có tầm bắn 210 km và mức chính xác cao hơn một số biến thể Shahab trước đó, với sai số mục tiêu (CEP) khoảng 100 mét.

    Iran bắt đầu phát triển Fateh-110 vào năm 1995, lần thử nghiệm đầu tiên với loại tên lửa này là vào tháng 5 năm 2001 và chính thức đưa vào biên chế năm 2004.

    Fateh-313 là một phiên bản cải tiến của Fateh-110, với tầm bắn được nâng lên tới 500 km, cùng với cải tiến về hệ thống dẫn đường, Fateh-313 có mức chính xác tương đối cao và chính thức biên chế cho quân đội Iran từ năm 2015. Mỹ đã cáo buộc các công ty Trung Quốc hỗ trợ Iran phát triển loại tên lửa Fateh.

    Năm 2018, Iran đã tiết lộ một phiên bản mới của Fateh, được gọi là Zolfaghar. Zolfaghar có tầm bắn đến 700 km.

    Zolfaghar có hình dạng và kích thước tương tự như tên lửa Fateh-110, nhưng hệ thống dẫn đường đã được thiết kế lại, nằm sát mũi hơn. Theo đó, giải phóng không gian cho một động cơ nhiên liệu rắn lớn hơn, nhưng ngược lại trọng lượng đầu đạn lại phải giảm xuống

    Theo Hãng thông tấn nhà nước Iran Fars cho biết: Zolfaghar có khả năng mang nhiều đầu đạn phân hướng (MRV), nhưng khả năng này vượt quá công nghệ của Iran hiện nay.

    Vào tháng 10/2018, Iran tuyên bố họ đã sử dụng tên lửa Zolfaghar để tấn công vào những hang ổ của lực lượng khủng bố liên quan tới vụ xả súng vào đoàn người diễu binh ở thành phố Ahvaz tại Syria, nhưng tình báo Israel cho rằng đó là tên lửa đạn đạo Shahab-3 chứ không phải Zolfaghar.

    Tên lửa đạn đạo Shahab 

    Ảnh: ISICRC

    Nóng cốt của lực lượng tên lửa Iran là tên lửa đạn đạo Shahab với ba biến thể Shahab-1, Shahab-2 và Shahab-3. Mẫu Shahab-1 là tên lửa đầu tiên mà Iran sở hữu, phát triển dựa trên dòng Scud-B Liên Xô, được Tehran mua lại từ Libya và Triều Tiên.

    Mẫu Shahab-1 có tầm bắn 285-330 km và mang đầu đạn nặng một tấn. Iran đang sở hữu khoảng 300 quả tên lửa loại này.

    Shahab-2 mang đầu đạn 770 nhưng có tầm bắn xa gấp rưỡi Shahab-1. Biến thể này được Iran tự sản xuất sau khi nghiên cứu từ 100-170 tên lửa Scud-C của Triều Tiên. Iran lần đầu tiên thử nghiệm Shahab-2 vào năm 1998 và tên lửa này được đưa vào hoạt động từ năm 2004.

    Các tên lửa Shahab-1 và Shahab-2 đều được đặt trên xe chở đạn kiêm bệ phóng, cho phép triển khai tại nhiều trận địa và tránh được đòn phủ đầu của đối phương. 

    Cuối cùng, nổi bật nhất là phiên bản Shahab-3 được Iran phát triển từ nền tảng tên lửa Nodong-1 của Triều Tiên. Mỗi quả đạn có thể đạt tầm bắn 1.000-2.000 km, mang đầu đạn hạt nhân với tải trọng lên tới 1,2 tấn.

    Không giống như các biến thể Shahab khác, Shahab-3 là tên lửa hai tầng. Chuyến bay đầu tiên được thử nghiệm vào năm 1998 song không thành công. Một số thử nghiệm sau đó cũng thất bại. Do đó, Shahab-3 đã không được đưa vào sử dụng cho đến năm 2003. 

    Ngoài ra, các tầng đẩy và đầu đạn của Shahab-3 được thiết kế tách biệt, gây khó khăn cho quá trình đánh chặn của đối phương. Do độ chính xác thấp khiến nó chỉ phù hợp để tấn công các mục tiêu lớn như thành phố hoặc căn cứ chiến lược. 

    Bên cạnh đó, các phiên bản Shahab đều sử dụng nhiên liệu lỏng, đòi hỏi quy trình bảo dưỡng và vận hành phức tạp, giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu trong các tình huống cần phản ứng nhanh. 

    Có thể nói, chiến lược quốc phòng Iran phụ thuộc lớn vào kho tên lửa đạn đạo lên hàng ngàn đạn tên lửa. Iran chỉ tập trung phát triển tên lửa tầm trung để đạt mục đích san phẳng mọi km2 lãnh thổ Israel nếu chiến tranh nổ ra.

    Nước này cũng sở hữu năng lực phòng vệ trên biển đáng kể, đủ sức kìm hãm sức chiến đấu của các hạm đội tàu sân bay Mỹ trong khu vực.

    Mộc Miên (Theo nationalinterest.org)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/iran-so-huu-dan-ten-lua-dan-dao-an-chua-suc-manh-dang-gom-lon-nhat-trung-dong-a277675.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan