+Aa-
    Zalo

    IS đưa ra lời cảnh báo sắc lẹm sau vụ xả súng đẫm máu tại New Zealand

    • DSPL
    ĐS&PL IS cảnh báo các chính phủ thế giới về việc "phân biệt đối xử với người Hồi giáo”, đồng thời đưa ra lời đe dọa với những người quay lưng với lời kêu gọi gia nhập tổ chức.

    IS cảnh báo các chính phủ thế giới về việc "phân biệt đối xử với người Hồi giáo”, đồng thời đưa ra lời đe dọa với những người quay lưng với lời kêu gọi gia nhập tổ chức này.

    Học sinh cầm hoa đến tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố ở bên ngoài đền thờ Masjid Al Noor tại TP Christchurch ngày 18/3. Ảnh: Reuters

    Abu Hassan al-Muhajir, phát ngôn viên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Syria, tuyên bố "Nhà nước Hồi giáo đã chiến thắng" trong đoạn video dài 45 phút đăng tải trên Internet.

    Theo tờ Newsweek, al-Muhajir gọi Mỹ là "kẻ thù của Hồi giáo" trước khi cáo buộc chính quyền Washington "rơi nước mắt cá sấu" với các nạn nhân trong 2 vụ xả súng đẫm máu ở Christchurch hôm 15/3.

    Al-Muhajir cũng cảnh báo các chính phủ thế giới về việc "phân biệt đối xử với người Hồi giáo và các quyền của họ", sau đó cảnh cáo người theo đạo Hồi trên toàn cầu về hậu quả của việc quay lưng với lời kêu gọi gia nhập IS.

    New Zealand trước đó nổi tiếng là đất nước an toàn. Năm 2018, họ đứng thứ hai về Chỉ số Yên bình Toàn cầu 2018, chỉ sau Iceland. Chỉ số này được tính toán dựa vào mức độ tội phạm, nguy cơ khủng bố, mức ổn định chính trị và số lượng các cuộc chiến tranh đã tham gia.

    Cảnh sát ở New Zealand không thường xuyên mang súng. Có rất ít vụ giết người ở đây, chỉ 35 vụ vào năm 2017, so với hơn 17.200 vụ ở Mỹ. Các vụ giết người liên quan đến súng càng hiếm hơn. Kể từ năm 2007, mỗi năm New Zealand có chưa đến 10 trường hợp như vậy, trừ năm 2009 có 11 vụ.

    Gần 5 triệu người New Zealand sở hữu hợp pháp khoảng 1,2 triệu khẩu súng. Giấy phép được cảnh sát cấp sau khi kiểm tra lý lịch và huấn luyện sử dụng an toàn. Tuy nhiên, súng hiếm khi được nhìn thấy ở nơi công cộng.

    Hai sinh viên an ủi nhau trong lễ cầu nguyện ở Christchurch ngày 18/3. Ảnh: Getty. 

    Không chỉ thanh bình, New Zealand còn nổi tiếng là có nền chính trị trong sạch. Năm 2017, nước này là quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới, theo bảng xếp hạng Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Năm 2018, nước này tụt xuống vị trí thứ hai, sau Đan Mạch. Các năm trước đó, New Zealand luôn nằm trong top đầu.

    Có khoảng 60.000 người Hồi giáo ở New Zealand, tức khoảng 1% dân số. Đất này có 200 dân tộc và 160 ngôn ngữ. Hầu hết các nạn nhân vụ khủng bố ngày 15/3 đến là từ các đảo ở Fiji, nhưng cũng có người Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Somalia.

    Dự kiến, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern sẽ triệu tập một cuộc họp nội các để thảo luận về luật kiểm soát súng, đặc biệt là loại súng bán tự động như thủ phạm Brenton Harrison Tarrant đã sử dụng trong vụ xả súng, và sự yếu kém của công tác tình báo của New Zealand.

    Trước khi vụ tấn công xảy ra, bà Arden cùng khoảng 30 quan chức khác đã nhận được thông báo ám chỉ về loạt vụ tấn công.

    Theo nữ Thủ tướng, bà nhận được thông tin 9 phút trước khi xảy ra vụ xả súng và đã ngay lập tức chuyển giao thông tin này cho lực lượng an ninh. Tuy nhiên, trong thông báo bà nhận được "không nêu địa điểm, cũng không nêu chi tiết cụ thể" về kế hoạch tấn công.

    Sau vụ xả súng đẫm máu chưa từng có, mức cảnh báo đe dọa ở New Zealand được nâng lên mức cao lần đầu tiên trong lịch sử.

    Theo Thủ tướng Ardern, thủ phạm là một công dân Australia, "thỉnh thoảng tới New Zealand và ở lại trong nhiều quãng thời gian."

    NGUYỄN QUỲNH (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/is-dua-ra-loi-canh-bao-sac-lem-sau-vu-xa-sung-dam-mau-tai-new-zealand-a267221.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan