+Aa-
    Zalo

    Kasikornbank (KBank) sẽ mua lại Home Credit Việt Nam

    (ĐS&PL) - Sau nhiều đồn đoán, đại diện ngân hàng Thái Lan Kasikornbank (KBank) xác nhận đang ở giai đoạn đầu thỏa thuận mua lại Home Credit Việt Nam.

    Theo tin kinh doanh mới nhất từ Bnews, ngân hàng Kasikornbank (KBank) đang xem xét thỏa thuận mua lại Home Credit Việt Nam, chi nhánh của tổ chức tài chính phi ngân hàng Home Credit Group có trụ sở tại Hà Lan, như một phần trong kế hoạch mở rộng kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á.

    kasikornbank kbank se mua lai home credit viet nam
    Kasikornbank (KBank) sẽ mua lại Home Credit Việt Nam.

    Theo ông Pattarapong Kanhasuwan, Phó Chủ tịch điều hành Kbank, Home Credit Group có kế hoạch bán các công ty con của mình tại khu vực Đông Nam Á.

    Trước đó, hãng tin Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết thỏa thuận mua lại Home Credit Vietnam của KBank có thể sẽ có trị giá lên đến 1 tỷ USD. Tuy nhiên, đại diện KBank chưa xác nhận giá trị thương vụ này.

    Theo đó, ông Pattarapong cho hay: “Thỏa thuận này đang ở giai đoạn đầu và Kbank cần dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu tính khả thi cũng như giá cả trước khi đưa ra quyết định đấu thầu”.

    Cũng theo ông ông Pattarapong Kanhasuwan, ngoài Home Credit Việt Nam, KBank đang tìm kiếm các thương vụ tiềm năng khác ở Việt Nam.

    Trong một tuyên bố cách đây không lâu, KBank cho biết sẽ thúc đẩy kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Với mục tiêu đầu tư hơn 2,7 tỷ baht (khoảng 75 triệu USD) củng cố mạng lưới dịch vụ trong nhóm AEC + 3 (các nước ASEAN cùng với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc), đã cam kết mở rộng sự hiện diện tại thị trường Việt Nam để phục vụ khách hàng trên tất cả các phân khúc với các dịch vụ kỹ thuật số đa dạng.

    Riêng thị trường Việt Nam, KBank đặt mục tiêu giải ngân khoảng 20 tỷ baht (khoảng 560 triệu USD) và thiết lập mạng lưới khách hàng cá nhân là 1,2 triệu người vào năm 2023. Trong đó, Việt Nam  theo đánh giá của KBank là thị trường rộng lớn với tỷ lệ người trẻ ngày càng tăng - động lực chính thúc đẩy mở rộng nền kinh tế.

    Theo tạp chí Nhịp sống kinh tế, KBank được thành lập bởi gia tộc Madam Pang, là ngân hàng lớn thứ 3 của Thái Lan tính theo tổng tài sản (124,3 tỷ USD) và đứng thứ 2 về tổng dư nợ cho vay (73,8 tỷ USD). KBank đã có mặt tại 16 quốc gia, sở hữu 20 triệu khách hàng và doanh thu hơn 8,3 tỷ USD vào năm 2021.

    Ngân hàng này được thành lập năm 1945 bởi ông Choti Lamsam. Cháu trai của nhà sáng lập là Banthoon Lamsam đã kế tục việc điều hành trong 28 năm trước khi rời ghế chủ tịch vào năm 2020 để nghỉ hưu. Tính đến tháng 6/2022, ông Banthoon Lamsam và gia đình có tài sản 1,19 tỷ USD, giàu thứ 29 tại Thái Lan theo thống kê của Forbes.

    Ngân hàng đến nay đã có mặt ở 9 quốc gia. KBank tại Việt Nam là Chi nhánh thứ 10 của Ngân hàng. Chi nhánh KBank được cấp phép với số vốn 80 triệu USD và là chi nhánh ngân hàng Thái Lan thứ 3 có mặt tại đây cùng với Bangkok Bank và The Siam Commercial Bank.

    Vào tháng 6/2023, KBank nhận được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tăng vốn cốt lõi cho hoạt động kinh doanh từ 80 triệu USD lên 285 triệu USD, trở thành ngân hàng nước ngoài lớn thứ 2 tại Việt Nam

    Tại Việt Nam, KBank còn thành lập công ty KBTG Việt Nam, công ty con thuộc Tập đoàn Công nghệ Kinh doanh Kasikorn, hoạt động như một trung tâm nghiên cứu và phát triển các hệ thống Công nghệ Thông tin nhằm hỗ trợ và mở rộng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ở cấp khu vực.

    Về Home Credit Việt Nam, đây là công ty 100% vốn nước ngoài thuộc sở hữu của PPF Group – tập đoàn do gia đình tỷ phú quá cố người Cộng hòa Séc Petr Kellner sáng lập.

    Công ty này xếp thứ 2 về thị phần cho vay tiêu dùng tại Việt Nam, sau công ty tài chính FE Credit. Home Credit Việt Nam có khoảng 6.000 nhân viên và tệp khách hàng 15 triệu người, đa phần là người có thu nhập thấp và không có lịch sử tín dụng, hoặc ở dưới chuẩn ngân hàng, theo tạp chí Mekong Asean.

    Vân Anh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kasikornbank-kbank-se-mua-lai-home-credit-viet-nam-a589913.html
    Tại sao nên mở tài khoản ngân hàng bằng định danh điện tử (eKYC) trên BAC A BANK mobile banking?

    Tại sao nên mở tài khoản ngân hàng bằng định danh điện tử (eKYC) trên BAC A BANK mobile banking?

    Định danh điện tử (eKYC) trên các ứng dụng Ngân hàng điện tử đã trở nên quen thuộc với đại đa số người tiêu dùng vì tính tiện lợi và bảo mật cao. Để khuyến khích khách hàng đăng ký tài khoản bằng hình thức eKYC, nhiều ngân hàng đã liên tục cho ra mắt các chương trình khuyến mại, mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho khách hàng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tại sao nên mở tài khoản ngân hàng bằng định danh điện tử (eKYC) trên BAC A BANK mobile banking?

    Tại sao nên mở tài khoản ngân hàng bằng định danh điện tử (eKYC) trên BAC A BANK mobile banking?

    Định danh điện tử (eKYC) trên các ứng dụng Ngân hàng điện tử đã trở nên quen thuộc với đại đa số người tiêu dùng vì tính tiện lợi và bảo mật cao. Để khuyến khích khách hàng đăng ký tài khoản bằng hình thức eKYC, nhiều ngân hàng đã liên tục cho ra mắt các chương trình khuyến mại, mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho khách hàng.