+Aa-
    Zalo

    Kenya: Đồ chơi tình dục có thể được coi là tài sản công

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Trong tuần vừa qua, một nghị sĩ Kenya đã lên án mức độ tham nhũng ngày càng cao trong chính phủ Kenya. Những thông tin được đưa ra đã thật sự gây sốc.

    (ĐSPL) - Trong tuần vừa qua, một nghị sĩ Kenya đã lên án mức độ tham nhũng ngày càng cao trong chính phủ Kenya. Những thông tin được đưa ra đã thật sự gây sốc.

    Đồ chơi tình dục có thể được coi là tài sản công tại Kenya -Ảnh: AFP/Getty

    Trong danh sách mua bằng tiền ngân sách, chi phí của xe cút kít thiết yếu là 1.000$ (23 triệu đồng), bút bi 85$(gần 2 triệu đồng)/chiếc và một bộ máy tính để bàn là 11.000$ (khoảng 250 triệu đồng).

    Nghị sĩ Nicholas Gumbo, thậm chí cho biết một cơ quan của chính phủ đã được liệt kê đồ chơi tình dục là tài sản công, ngụ ý rằng họ đã mua chúng bằng ngân sách nhà nước.

    Người Kenya từ lâu đã phàn nàn về việc tham nhũng, bòn rút ngân sách, nhận hối lộ xảy ra từ cảnh sát giao thông đến các Bộ trưởng. Khi Tổng thống Mỹ, Obama đến thăm thủ đô Nairobi đầu năm nay, ông đã phát biểu rằng tham nhũng "trở ngại lớn nhất đối với Kenya trong việc tăng trưởng nhanh hơn."

    Nhưng những sự việc gần đây đã thực sự gây bức xúc.

    Hôm 4/11, ông Gumbo đã yêu cầu các quan chức cung cấp "báo cáo về quá trình mua sắm để các ủy ban nắm được thông tin cụ thể đằng sau những cuộc mua bắn phù phiềm này".

    Một trong những đối tượng của cuộc điều tra là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Anne Waiguru, đã bác bỏ những chỉ trích rằng bà đã mua một chiếc tivi 17.000$ (gần 380 triệu đồng) và cho rằng thiết bị này cũng có tính năng giống như máy tính.

    Theo Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người ở Kenya là chỉ hơn 1.300$ (290 triệu đồng). Tại phía bắc Kenya, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em là hơn 20\%, và các hộ gia đình không được sử dụng nước sạch.

    Tại thủ đô Nairobi, một số quan chức chính phủ được biết đến với sở thích mua xe hơi và nhà cửa sang trọng. Tổng thống Kenya, Uhuru Kenyatta, đã kêu gọi một cuộc "cuộc chiến không khoan nhượng nhằm chống nạn tham nhũng" nhưng chưa đạt được kết quả.

    "Chỉ là một cây bút bình thường" mà có giá tới gần 2 triệu đồng, một bài xã luận trên báo Kenya’s Standard đã viết.

    Trước áp lực ngày càng gia tăng, bà Waiguru cho biết mình đã sơ suất khi công khai thông tin kế toán nước này. "Có lẽ chúng tôi không nên minh bạch vấn đề này", bà Waiguru phát biểu trước Quốc hội.

    NHẬT DUY(Theo Washingtonpost)

    Video tin tức được xem nhiều:

    [mecloud]C18F7cvYt6[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kenya-do-choi-tinh-duc-co-the-duoc-coi-la-tai-san-cong-a118495.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.