+Aa-
    Zalo

    Kết cục bi thảm của nữ tể tướng xuất thân nô tỳ, được Võ Tắc Thiên hết mực sủng ái

    ĐS&PL Trong lịch sử Trung Quốc, Thượng quan Uyển Nhi chính là một nhân vật điển hình về sự vươn lên trong nghịch cảnh, chạm tới đỉnh cao quyền lực.

    Trong thời kỳ xã hội phong kiến Trung Quốc xưa, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mọi người. Do đó, nữ nhân thường ít có cơ hội phát triển hay thể hiện bản thân.

    Tuy nhiên, Thượng Quan Uyển Nhi là người phụ nữ hiếm hoi vẫn bộc lộ được tài năng xuất chúng và khiến cho nhiều người, kể cả nam giới phải nể phục.

    vo tac thien sinh thoi dac biet sung ai mot nu te tuong spl 99
    Nhan sắc kiều diễm của Thượng Quan Uyển Nhi. Ảnh minh hoạ

    Xuất thân từ một gia đình danh giá

    Thượng Quan Uyển Nhi (664-710), là người tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay. Bà vốn xuất thân từ một gia đình danh giá. Cha Uyển Nhi là Thượng Quan Đình Chi, mẹ là Trịnh Thị phu nhân.

    Thời Đường Cao Tông, ông nội Thượng Quan Uyển Nhi là Thượng Quan Nghi vì bí mật theo lệnh vua soạn chiếu phế truất Võ Tắc Thiên mà bị Võ Tắc Thiên hại chết. Cha và ông bà đều bị chém, riêng Trịnh phu nhân có người em đang làm quan nên được tha tội.  Thượng Quan Uyển Nhi và mẹ ruột phải vào cung làm nô tì.

    Mặc dù làm cung nữ nhưng Thượng Quan Uyển Nhi từ bé đã rất thông minh, có thể làm thơ viết văn, càng lớn càng xinh đẹp kiều diễm.

    Năm 14 tuổi, tài mạo song toàn của Thượng Quan Uyển Nhi đã truyền tới tai Võ Tắc Thiên và bà được triệu kiến viết một đoạn văn chương ngay tại chỗ. Chính nhờ cơ hội này mà Thượng Quan Uyển Nhi có cơ hội thoát khỏi thân phận cung nữ, đảm nhận nhiệm vụ viết chiếu thư giúp Võ Tắc Thiên.

    Cùng với những nỗ lực vượt bậc, Thượng Quan Uyển Nhi dần có được sự tin tưởng của Võ Tắc Thiên, trở thành tâm phúc của nữ hoàng đế, địa vị trong triều ngày càng tăng lên. 

    Tuy nhiên, Uyển Nhi có một bí mật kinh hoàng được che đậy dưới vỏ bọc hoàn hảo đó chính là người vô cùng thủ đoạn, mánh khóe và vô cùng dâm đãng, trụy lạc.

     Nhằm củng cố vững chắc địa vị cho mình, nàng quyết định dùng nhan sắc và tấm thân ngọc ngà cùng tài năng văn chương của mình để đầu tư chính trị. Năm 16 tuổi, Uyển Nhi xinh tươi đã cặp kè với hoàng thái tử Lý Hiển. Không ngờ Lý Hiển bị phế và bị đầy đến Quân Châu, Phòng Châu.

    Lúc này Thượng Quan Uyển Nhi lại chuyển sang ve vãn, cặp kè với cháu ruột của Võ Tắc Thiên là Võ Tam Tư. Nàng ra sức lợi dụng sự tín nhiệm của hoàng thượng mà nhiều lần giúp người tình và cũng nhiều lần nói tốt rồi bợ đỡ cho người tình trước mặt Võ Tắc Thiên. Thậm chí, nàng còn có ý dàn xếp Lý Đường hoàng thất vì thế mà tông thất họ Lý căm thù và coi nàng như cái gai trong mắt cần phải nhổ.

    vo tac thien sinh thoi dac biet sung ai mot nu te tuong spl 0
    Thượng quan Uyển Nhi nhận được nhiều ân sủng.

    Bánh xe phong thủy chuyển dời, Lý Hiển lại lật ngược được tình thế. Năm 705, Võ Tắc Thiên già yếu nên đã cho đón Đường Trung Tông Lý Hiển hồi cung để tiếp nhận hoàng quyền. Thượng Quan Uyển Nhi được sắc phong là “Chiêu Dung”. Theo cách giải thích của “Cựu Đường Thư” thì vị trí của nàng chỉ đứng sau hoàng hậu và là một trong 3 phi tử và đứng thứ 2 trong “ Cửu tần”. Công việc Uyển Nhi phụ trách vẫn là quản lý chiếu thư.

    Năm Võ Tắc Thiên mất, Uyển Nhi được phong là Chiêu Dung, trở thành phi tần của hoàng đế, tiếp tục cai quản công việc thảo chiếu chỉ trong cung. Trong khoảng thời gian này, Uyển Nhi thường xuyên qua lại với Vi Hoàng hậu và Công chúa An Lạc

    Năm 710, Đường Trung Tông Lý Hiển đột ngột băng hà và quyền lực triều đình rơi vào tay Vi Hậu. Lúc đó, Thượng Quan Uyển Nhi và Thái Bình Công chúa đã cùng nhau thảo một mật chiếu, lập Lý Trọng Mẫu làm Thái tử kế thừa hoàng vị, Vi Hoàng hậu làm Thái hậu nhiếp chính. Nhưng Vi Hậu luôn khát khao trở thành Võ Tắc Thiên thứ hai nên tìm mọi cách thay đổi chiếu thư.

    Lâm Tri vương Lý Long Cơ và Thái Bình Công chúa đã bắt tay hợp tác tiêu diệt Vi Hậu cùng phe phái, đập tan giấc mơ xưng vương của Vi Hậu. Thượng Quan Uyển Nhi bị bắt chung với Vi Hậu để xử trảm, lúc đó bà 46 tuổi. Bà bị kết tội chuyên quyền vượt phận.

    Văn bia hé lộ tấm lòng nữ hoàng đế

    Năm 2013, tại tỉnh Thiểm Tây, người ta đã phát hiện nhiều ngôi mộ từ thời Tùy – Đường, trong đó trên một ngôi mộ có khắc 9 chữ "Đại Đường Cố Chiêu Dung Thượng Quan Thị Minh" (Bia của Thượng quan Chiêu Dung quá cố).

    Từ những gì được viết trên văn bia, các chuyên gia đã hiểu vì sao Thượng quan Uyển Nhi lại được Võ Tắc Thiên yêu thích đến vậy.

    vo tac thien sinh thoi dac biet sung ai mot nu te tuong spl
    Bản scan văn bia mộ Thượng quan Uyển Nhi. Ảnh: Sohu.

    Trên văn bia này có một cụm từ đặc biệt, đó là "niên thập tâm vi tài nhân" -mười ba tuổi trở thành tài nhân, tức là năm 13 tuổi Uyển Nhi được phong làm tài nhân (một cấp bậc trong các phi tần của hoàng đế). Việc Uyển Nhi được phong làm tài nhân chưa từng được ghi chép trong bất kỳ sách sử nào, người ta chỉ đơn thuần biết bà được triệu kiến vào cung.

    Cấp bậc tài nhân của Uyển Nhi lúc đó là phi tần của vua Đường Cao Tông. Tình cảnh này rất giống với Võ Tắc Thiên khi mới vào cung, đi làm tài nhân của Đường Thái Tông Lý Thế Dân ở độ tuổi 14 - 15, rồi nhờ trí tuệ mà có được thân phận cao quý.

    Ngoài ra cả Uyển Nhi và Võ Tắc Thiên đều chịu phận làm tài nhân của đời cha rồi lại làm vợ của đời con.

    Hay nói cách khác, Võ Tắc Thiên đã thấy được một người con gái có nhiều nét giống mình, coi Uyển Như một phiên bản nhỏ của mình nên rất mực đồng cảm, do vậy mới nỗ lực để Uyển Nhi có thể ở lại bên mình, hỗ trợ để nàng thăng quan tiến chức.  

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ket-cuc-bi-tham-cua-nu-te-tuong-xuat-than-no-ty-duoc-vo-tac-thien-het-muc-sung-ai-a528177.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan