+Aa-
    Zalo

    Kết cục buồn thảm của vợ chồng “vua Lợn” Lê Tương Dực

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - " Vua Lợn" là cái tên người dân thời ấy gọi vua Lê Tương Dực vì Lê Tương Dực ham mê sắc dục khiến tình hình đất nước rối ren.

    (ĐSPL) - Lê Tương Dực vì ham mê sắc dục, ngày đêm hoan lạc với phi tần mỹ nữ, hình phạt nặng, thuế khoá nhiều, giết hết các thân vương, can qua xảy ra khắp nơi, người thời ấy gọi là “vua Lợn” (Đại Việt sử ký toàn thư).
    Sau khi lật đổ được Lê Uy Mục, hoàng thân Lê Oánh chính thức tức vị ngai vàng, đặt niên hiệu là Hồng Thuận, lại tự xưng là Nhân Hải động chủ, còn sử sách thường gọi là Lê Tương Dực. Là một người thông minh, có tài thơ văn nhưng Lê Tương Dực lại dần đi vào “vết xe đổ” của vị vua tiền nhiệm. Hơn 6 năm làm vua (1510- 1516), Lê Tương Dực thích làm nhiều công trình thổ mộc, đắp thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Chân Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía đông đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp hoàng thành, dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang.
    Điểm xấu lớn nhất của Lê Tương Dực là ham mê sắc dục, ngày đêm hoan lạc với phi tần mỹ nữ nhưng vẫn chưa thỏa mãn, vua còn bắt cung nhân của Lê Uy Mục và cung nhân của triều vua trước vào để thông dâm.
    Kết cục buồn thảm của vợ chồng “vua Lợn” Lê Tương Dực
     “Vua Lợn” Lê Tương Dực và Vũ Như Tô trong kịch.
    Ngày 26 tháng Giêng năm Qúy Dậu (1513), nhà Minh sai chánh sứ là Hàn lâm viện biên tu Trạm Nhược Thuỷ, phó sứ là Hình khoa hữu cấp sự trung Phan Hy Tăng sang sắc phong vua làm An Nam Quốc Vương và ban cho một bộ áo mũ quan võ bằng da, một bộ thường phục. Hy Tăng trông thấy vua, bảo Nhược Thuỷ rằng: “Quốc vương An Nam mặt thì đẹp mà người lại lệch, tính háo dâm, là vua Lợn”. Chính sử khi đánh giá về Lê Tương Dực cũng chép rằng: “Vua gian dâm với vợ lẽ của cha, để tang cha mẹ ít ngày, mượn tên của anh để cướp nước của người khác, xa hoa dâm dục quá độ, hình phạt nặng, thuế khoá nhiều, giết hết các thân vương, can qua xảy ra khắp nơi, người thời ấy gọi là “vua Lợn” (Đại Việt sử ký toàn thư).
    Trái ngược với tính cách của chồng, hoàng hậu của Lê Tương Dực lại là một người đoan chính, nhân hậu nhất mực. Bà tên thật là Nguyễn Thị Đạo, quê ở huyện Văn Giang, phủ Thượng Hồng, xứ Hải Dương (nay là huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), con gái một viên quan nhỏ, vì có nhan sắc và đức hạnh nên được tuyển vào cung làm phi, không lâu sau được Lê Tương Dực lập làm Khâm Đức hoàng hậu và rất được vua sủng ái, yêu mến.
    Chuyện kể rằng đúng hôm Nguyễn Thị Đạo nhập cung, vua Tương Dực đang trong tình trạng bất an vì việc triều chính rối ren, dân chúng nhiều nơi nổi dậy chống lại triều đình. Lúc đó có viên quan nội thị vào tâu về việc tổng quản vừa đưa con gái của một số đại thần vào cung để vua lựa chọn, đang không vui, Lê Tương Dực bực tức nói: “Một lũ ăn hại, chúng ăn cơm của triều đình, mà giúp gì được cho ta, lại còn muốn bắt ta chấp nhận con gái của chúng nữa. Thật khó chịu”. Tuy nhiên, vua đã nghĩ lại: "Dù sao cũng phải chấp nhận, vì đó là sợi dây ràng buộc bọn bầy tôi, bắt chúng phải trung thành với ta", nghĩ sao làm vậy, Lê Tương Dực bước đến nơi những mỹ nhân đang chờ đợi.
    Vừa thấy vua, tất cả vội quỳ xuống hành lễ, trong số các cô gái đó, bất giác ánh mắt của Lê Tương Dực như bị cuốn hút vào một cô gái nhu mì, hiền thục, đó là Nguyễn Thị Đạo, người đã khiến nhà vua không thể làm ngơ... Lập tức vua gọi viên tổng quản lại hỏi cô gái đó là con nhà ai và truyền đưa Nguyễn Thị Đạo tới trước hoàng đế. Cô gái rất đẹp nhưng không phải là một vẻ đẹp lộng lẫy mà dịu dàng, đằm thắm đầy vẻ đoan trang và nó đã nhanh chóng quyến rũ ông vua háo sắc... Từ đó, Lê Tương Dực giữ Nguyễn Thị Đạo ở bên mình rồi xuống chiếu sắc phong làm hoàng hậu.
    Trong suốt năm tháng sống cùng vua, Khâm Đức hoàng hậu Nguyễn Thị Đạo hiểu rõ bản tính chuyên quyền, độc đoán, bạo ngược và ham sắc dục của chồng mình hơn ai hết, bà đã nhiều lần khuyên nhủ vua sớm tỉnh ngộ, bãi bỏ xa hoa, loại trừ nịnh thần, chấn chỉnh triều cương, ban ơn dân chúng, thế nhưng tất cả những lời tâm huyết đó Lê Tương Dực đều bỏ ngoài tai. Vì thế, tâm trạng hoàng hậu lúc nào cũng bất an, lo lắng về một tương lai đen tối phía trước.
    Tại triều đình, nhiều đại thần thấy xã hội rối loạn, xã tắc ngả nghiêng mới dâng sớ can ngăn, trong số đó có Trịnh Duy Sản vì nhiều lần can ngăn trái ý vua, bị đánh bằng trượng. Mang tâm trạng bực tức, Trịnh Duy Sản mới mật bàn cùng với một số người là Lê Quảng Độ, Trình Chí Sâm mưu việc phế lập.
    Vào hồi canh hai đêm mồng 6 tháng 4 năm Bính Tý (1516), những người này đem hơn 3.000 người thuộc các vệ Kim ngô và Hộ vệ bất ngờ đánh vào cửa Bắc Thần. Vua Lê Tương Dực vội vã lên ngựa chạy khỏi cung, đến trước cửa nhà Thái Học (tức Quốc Tử Giám) thì bị chặn lại, Trịnh Duy Sản sai một võ sỹ tên là Hạnh cầm giáo đâm vua ngã ngựa rồi giết chết.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ket-cuc-buon-tham-cua-vo-chong-vua-lon-le-tuong-duc-a28290.html
     Án xưa: Kết cục bi thảm của viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử

    Án xưa: Kết cục bi thảm của viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử

    (ĐSPL) - Vào niên hiệu Bảo Thái, đời vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Cương, ở huyện Phù Khang (nay là Phù Ninh - Phú Thọ) có viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử nhờ cúc cung tận tụy lại giỏi chạy chọt, đút lót quan trên, nên được "đặc cách" chức tri huyện Lập Thạch, trấn Sơn Tây…

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
     Án xưa: Kết cục bi thảm của viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử

    Án xưa: Kết cục bi thảm của viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử

    (ĐSPL) - Vào niên hiệu Bảo Thái, đời vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Cương, ở huyện Phù Khang (nay là Phù Ninh - Phú Thọ) có viên Giám sinh Nguyễn Danh Cử nhờ cúc cung tận tụy lại giỏi chạy chọt, đút lót quan trên, nên được "đặc cách" chức tri huyện Lập Thạch, trấn Sơn Tây…

    Án xưa: Nỗi oan khuất quanh ngai báu

    Án xưa: Nỗi oan khuất quanh ngai báu

    Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn sinh ngày 29 tháng Giêng năm Thiệu Bảo thứ 3 (tức 19 tháng 2 năm 1281), là con trai thứ của Trần Nhân Tông, em của Thái tử Trần Thuyên, sau là vua Trần Anh Tông.

    Án xưa: Đàm Dĩ Mông bị hặc tội trước quần thần vì theo giặc

    Án xưa: Đàm Dĩ Mông bị hặc tội trước quần thần vì theo giặc

    (ĐSPL) - Đàm Dĩ Mông là danh thần đời Lý Cao Tông (1173 - 1210), không rõ năm sinh, năm mất. Làm quan đến Thái Uý, tước Vương. Chính ông đã đưa ý kiến nên chọn lọc lại tăng đồ để Phật giáo giữ vững được giá trị không bị hỗn tạp, vua Lý Cao Tông xuống chiếu chuẩn y