+Aa-
    Zalo

    Kết quả nghiên cứu bất ngờ: Nam Cực nóng lên với tốc độ gấp 3 lần mức trung bình thế giới

    • DSPL
    ĐS&PL Nghiên cứu mới được công bố cho thấy cực nam của Trái Đất đang ấm lên nhanh gấp 3 lần tốc độ trung bình toàn cầu trong ba thập kỷ qua.

    Nghiên cứu mới được công bố cho thấy cực Nam của Trái Đất đang ấm lên nhanh gấp 3 lần tốc độ trung bình toàn cầu trong ba thập kỷ qua.

    Nam Cực. Ảnh: Getty

    Sau phân tích dữ liệu tổng hợp về thời tiết trong 60 năm qua, kết hợp với các mô hình dựng bằng máy vi tính, các nhà nghiên cứu tại New Zealand, Anh và Mỹ đã đưa ra kết luận rằng: Trong 30 năm qua, nhiệt độ tại Nam Cực tăng nhanh gấp 3 lần so với phần còn lại của Trái Đất.

    Cụ thể, họ phát hiện ra rằng từ năm 1989 đến 2018, Nam Cực đã ấm lên khoảng 1,8 độ C trong 30 năm qua với tốc độ tăng 0,6 °C qua mỗi thập kỷ.

    So sánh với dữ liệu thu thập từ 20 trạm khí tượng trên khắp châu Nam Cực, tốc độ ấm lên tại điểm cực nam cao hơn gấp 7 lần mức trung bình của lục địa.

    "Nam Cực dường như bị cô lập với những gì đang diễn ra trên thế giới, nhưng thật bất ngờ, khu vực này lại là một trong những nơi nóng lên nhanh nhất trên hành tinh", tác giả chính của nghiên cứu Kyle Clem từ Đại học Victoria Wellington của New Zealand cho biết.

    Các nhà khoa học nói rằng nguyên nhân chính của sự nóng lên đang làm tăng nhiệt độ bề mặt nước biển hàng ngàn dặm ở vùng nhiệt đới. Trong 30 năm qua, sự ấm lên ở vùng nhiệt đới phía tây Thái Bình Dương, một khu vực gần xích đạo phía bắc Australia và Papua New Guinea, có nghĩa là có sự gia tăng không khí ấm áp được mang đến Nam Cực.

    Nhiệt độ nóng hơn đã được ghi nhận tại các khu vực khác của Nam Cực trong những năm gần đây và sự nóng lên gây hậu quả nghiêm trọng trên toàn cầu, đặc biệt đối với hàng triệu người sống trên bờ biển thế giới dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển.

    Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, băng ở Nam Cực chứa đủ nước để tăng mực nước biển toàn cầu lên gần 60m. Vào tháng 3/2020, các nhà khoa học khí hậu đã ghi lại đợt nắng nóng đầu tiên tại một cơ sở nghiên cứu ở Đông Nam Cực.

    Vào tháng 2, nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận ở Nam Cực là 18,3 độ C được đo tại trạm nghiên cứu Esperanza của Argentina.

    Sự nóng lên ở Nam Cực có liên quan một phần với sự gia tăng nhiệt độ tự nhiên ở vùng biển nhiệt đới phía tây Thái Bình Dương. Các xoáy nước ở vùng biển Weddell, ngoài khơi bán đảo Nam Cực đã hút nước ấm xuống phía nam, khiến băng tan chảy. Tuy nhiên, mô hình này chỉ đóng góp một phần vào quá trình tăng nhiệt. Phần còn lại là do hoạt động của con người dẫn tới biến đổi khí hậu.

    Nam Cực nằm trên một cao nguyên băng cao hơn 2.400 m so với mực nước biển thường có mức nhiệt dao động từ -50 đến -20°C. Trong 30 năm qua, nhiệt độ đã tăng trung bình 1,8°C sau mỗi thập kỷ. Trong cùng thời gian đó, tốc độ ấm lên toàn cầu là 0,5 - 0,6°C.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ket-qua-nghien-cuu-bat-ngo-nam-cuc-nong-len-voi-toc-do-gap-3-lan-muc-trung-binh-the-gioi-a329183.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan