+Aa-
    Zalo

    Khắc phục chứng chuột rút ở mẹ bầu sắp sinh

    • DSPL
    ĐS&PL Không chỉ xuất hiện ở những tháng đầu thai kì, chứng chuột rút (vọp bẻ) còn xuất hiện khi mẹ sắp sinh. Tuy nó ít gây nguy hiểm nhưng lại là một triệu chứng khó chịu

    Không chỉ xuất hiện ở những tháng đầu thai kì, chứng chuột rút (vọp bẻ) còn xuất hiện khi mẹ sắp sinh. Tuy nó ít gây nguy hiểm nhưng lại là một triệu chứng vô cùng khó chịu khi lặp đi lặp lại mỗi ngày, gây mất ngủ cho mẹ bầu.

    Mẹ bầu thường bị chuột rút nhiều hơn người bình thường do mẹ bầu thường mất nước. Điều này khiến cơ thể bị rối loạn cân bằng điện giải gây ra tình trạng chuột rút. Bên cạnh đó, thai nhi trong giai đoạn cuối thai kỳ, cần nhiều canxi để phát triển xương cho nên bé sẽ “hút” hết lượng canxi dự trữ của mẹ, làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu và thải canxi của mẹ cũng làm cho mẹ mất cân bằng điện giải, dẫn đến xuất hiện các cơn co cứng.

    Một nguyên nhân nữa, khi sắp sinh bụng bầu của mẹ có trọng lượng lớn gây ra áp lực mạnh lên các cơ bắp, chèn ép các mạnh máu, dây thần kinh ở chân làm xuất hiện các cơn chuột rút.

    Chứng chuột rút ở bà bầu do nhiều nguyên nhân gây ra

    Chuột rút thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng và nó có thể “quấy rầy” mẹ bất cứ lúc nào, kể cả khi đang ngủ. Đa phần trong nhiều trường hợp chuột rút không để lại hậu quả gì cho mẹ mà sẽ tự hết khi mẹ kết thúc thai kỳ. Nhưng có một vài tình huống chuột rút có thể làm mẹ gặp nguy hiểm nếu mẹ bị khi đang bơi lội hoặc lái xe.

    Khi bị chuột rút, mẹ hãy kéo thật giãn ngón chân, hay bàn chân theo hướng ngược lại phía đầu gối để các mạch máu được lưu thông. Sau đó, mẹ có thể xoa bóp và chườm nóng bằng khăn ấm sẽ giúp các cơ co cứng mềm đi. Nếu chuột rút không hết, mẹ nên đứng dậy đi bộ trong vài phút.

    Cần xoa bóp nhẹ nhàng khi bị mẹ bầu bị chuột rút

    Trong trường hợp mẹ bị chuột rút khi đang ngủ với tư thế co chân, mẹ hãy từ từ duỗi chân ra. Mẹ nên làm một cách chậm và nhẹ nhàng vì nếu duỗi nhanh, mạnh sẽ khiến cơn chuột rút trầm trọng hơn. Khi đã duỗi xong, mẹ có thể xoa bóp hoặc chườm nóng. Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn không hết, trên da xuất hiện các vết sưng bầm, khi chạm vào có cảm giác nóng ấm thì mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện. Vì rất có thể mẹ đã bị tụ máu.

    Để tránh trường hợp này xảy ra, mẹ bầu nên thường ngâm chân trước khi đi ngủ, kết hợp sử dụng Muối ngâm chân Bảo Nhiên sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ cho các mẹ, giúp các mẹ ngủ sâu giấc hơn. Đây là dòng sản phẩm chuyên chăm sóc cho mẹ bầu và sau sinh, xem chi tiết tại.

    Muối ngâm chân hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm chứng chuột rút ở mẹ bầu

    Tốt nhất mẹ bầu nên chủ động bổ sung đầy đủ nước và các khoáng chất cần thiết trong thời gian thai kỳ, đặc biệt là canxi để tránh gây ra hiện tượng thiếu canxi làm mất cân bằng điện giải.

    Website: www.baonhien.vn.

    P.Q

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khac-phuc-chung-chuot-rut-o-me-bau-sap-sinh-a230197.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vì sao bà bầu thường đau nhức toàn thân?

    Vì sao bà bầu thường đau nhức toàn thân?

    Đau nhức toàn thân khi mang thai là tình trạng mà hầu hết bà bầu đều gặp phải. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức toàn thân và cách khắc phục hiệu quả nhất