+Aa-
    Zalo

    Khỉ quấy phá ở Hà Nội: Bị khỉ cắn có thể mắc bệnh dại tử vong

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hai con khỉ vô chủ liên tục nhay khắp nhà dân quấy phá. Người dân cần cẩn trọng, nếu bị khỉ cắn có thể mắc bệnh dại dẫn đến tử vong.

    Hai con khỉ vô chủ liên tục nhay khắp nhà dân quấy phá. Người dân cần cẩn trọng, nếu bị khỉ cắn có thể mắc bệnh dại dẫn đến tử vong.

    Hai con khỉ bóc chuối ném vào người dân

    Thời gian gần đây, người dân ở khu dân cư ngõ 3 Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) liên tục bị quấy phá bởi hai con khỉ vô chủ.

    Một số người dân ở đây cho biết, hai con khỉ này xuất hiện từ cách đây một tuần, chúng thường chạy nhảy khắp nhà dân quấy phá, người dân đã dùng nhiều cách nhưng không bắt được đôi khỉ này.

    Con khỉ quấy nhiễu dân nhưng rất khó bắt

    Theo chia sẻ của người dân ở khu dân cư ngõ 3, hai con khỉ này không ở cố định nơi nào mà chúng thường xuyên chạy nhảy lung tung quang các khu dân cư khác. Thậm chí, chúng còn ra vườn cây của người dân ở ven bờ sông để quậy phá.

    Cô Hoa một người dân ở ngõ 3 Phúc Tân cho hay, hai con khỉ này đã vào nhiều nhà quậy phá, thậm chí còn bẻ cành ở các chậu cây cảnh của nhiều nhà.

    "Nhà tôi cũng bị hai con khỉ này vào phá nát hết các thùng rau tôi trồng trong hộp xốp, chúng nhổ hết cây rau lên. Tôi đã dùng keo dính chuột để bẫy chúng cho chúng sợ mà chúng vẫn không sợ", cô Hoa cho hay.

    Theo người phụ nữ này, sau khi hai con khỉ dính vào keo dính chuột đã giãy giụa để thoát thân, nhưng vì chúng chỉ bị dính một ít vào chân nên một lúc sau đã chạy mất. Tuy nhiên, hôm sau chúng lại quay lại.

    Một người dân khác ở ngõ 3 này cho biết, có người đã tẩm thuốc chuột vào nải chuối để dụ khỉ ăn. Tuy nhiên, hai con vật này không những không ăn mà còn bóc chuối ra rồi ném vào chủ nhà.

    Một số nhà nuôi bồ câu trên sân thượng bị hai con khỉ này trèo vào vặt hết lông chim và bóp chết cả đàn bồ câu ở trong lồng. Người dân thấy vậy đã mang súng kíp (loại súng bắn chim - PV) ra nhưng khi thấy vậy hai con khỉ đã nhanh chóng chạy mất.

    Thậm chí đàn gà nhà chị Hồng ở ngõ 3 Phúc Tân còn bị hai con khỉ này vào bóp chết, nhưng vì gà ở trong lồng nên chúng không lôi đi được.

    Một con khỉ tại Trung Quốc tấn công người.

    Được biết, hai con khỉ này có một con to và một con nhỏ hơn, con to được người dân ước chừng nặng hơn 10 cân.

    Trước vấn đề này, anh Đặng Văn Chuyền, cán bộ thú y phường Phúc Tân cho biết, phía địa phương đã làm công văn liên hệ bên kiểm lâm về chuyện có hai cá thể khỉ xuất hiện trong khu dân cư làm láo loạn khu dân cư.

    Nhưng đôi khỉ này nhanh quá nên hiện giờ chưa thể bắt giữ", anh Chuyền cho hay.

    Năm ngoái, vào tháng 6, chị Đỗ Minh Phương (28 tuổi, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay đã đến công an phường Xuân Phương trình báo về một sự việc hy hữu.

    Cụ thể, khoảng 11h trưa 23/6, một con khỉ đực trưởng thành đã đột nhập vào nhà, tấn công cháu bé 2 tháng tuổi con chị Phương.

    Rất may, cháu bé chỉ bị cào xước vùng da đầu và má. Chị Phương nhanh chóng sát trùng vết thương và đưa con đến Bệnh viện Nhi trung ương để khám. Các bác sĩ chưa phát hiện dấu hiệu dại của khỉ trên cơ thể bé nhưng vẫn phải theo dõi trong 2 tuần. Hiện cháu bé vẫn đang hoảng sợ, giật mình, quấy khóc.

    “Lúc đăng ký khám, tôi nói con bị khỉ cào, không ai tin là thật. Mọi người đều thắc mắc tại sao giữa Hà Nội, khu dân cư đông đúc lại có khỉ tấn công trẻ em”, chị Phương nói.

    Phải chích ngừa nếu bị khỉ cắn

    Trước tiên, theo các chuyên gia, cần tránh xa khỏi khỉ dữ, không lại gần đưa thức ăn cho chúng. Không đùa nghịch với khỉ. Nếu bị khỉ cần, cần đến trung tâm y tế khám.

    Theo bác sĩ Nguyễn Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên: Khỉ là một trong những động vật có khả năng truyền bệnh dại như chó, mèo. Vì vậy, khi bị khỉ cắn phải đi chích ngừa dại càng sớm càng tốt, nếu để quá bảy ngày thì việc chích ngừa không còn tác dụng.

    Bệnh dại là do một loại virus chết người lây lan cho người từ nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh. Virus bệnh dại thường lây truyền qua vết cắn. Khi một người bắt đầu có dấu hiệu và biểu hiện của bệnh dại, căn bệnh này gần như luôn luôn gây tử vong. Vì lý do đó, vắc xin để ngăn chặn virus bệnh dại lây nhiễm cho cơ thể được đưa ra cho bất cứ ai có thể có nguy cơ nhiễm bệnh dại.

    Khi bị khỉ cắn chúng ta nên biết khỉ hoàn toàn có thể có nguy cơ bị dại và truyền bệnh cho người. Việc xử trí khi bị khỉ cắn cũng tương tự như khi bị chó cắn. Nếu con khỉ cắn một cách vô cớ, không phải do bị trêu trọc, kích động… Con khỉ tự nhiên trở nên điên cuồng, hung dữ đột ngột, thì cần đi tiêm phòng dại. Sau 10 ngày nếu con vật còn sống thì ngừng tiêm, nếu con vật chết khi đó tiếp tục tiêm phòng các liều tiếp theo. Nếu con khỉ cắn em do trêu trọc nó, thì cần theo dõi tiếp trong vòng 10 ngày, nếu sau 10 ngày mà con vật không chết thì không cần phải tiêm phòng.

    Khi tiêm phòng dại, nên tiêm phòng dại mũi đầu tiên vào buổi sáng. Mũi thứ 4 em có thể tiêm vào buổi sáng hoặc buổi chiều theo lịch hẹn.

    Ngoài ra, người tiêm phòng dại, sau khi tiêm phòng thì chỉ cần kiêng rượu bia, không cần phải kiêng thịt chó.

                                                                                                                        Nam Anh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khi-quay-pha-o-ha-noi-bi-khi-can-co-the-mac-benh-dai-tu-vong-a222024.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan