+Aa-
    Zalo

    Khi "tỷ phú" đào mộ để sống sót

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Tại Zimbabwe "tỷ phú" không đồng nghĩa với giàu có. Nhiều "tỷ phú" kiếm sống bằng cách đào bới các ngôi mộ để lấy cát, đá bán.

    (ĐSPL) -  Tại  Zimbabwe "tỷ phú" không đồng nghĩa với giàu có. Tình trạng đói nghèo ở Zimbabwe đã trở nên tồi tệ đến mức, nhiều người kiếm sống bằng cách đào bới các ngôi mộ để lấy cát, đá bán.

    500.000 VND đổi được 100.000 tỷ đô la Zimbabwe

    Tại Việt Nam, đô la Zimbabwe được bán nhiều ở các cửa hàng kinh doanh tiền độc, lạ. Việc sở hữu những đồng tiền có mệnh giá hàng trăm nghìn tỷ không quá khó khăn. Người mua có thể đến tận nơi, khi mua với số lượng lớn sẽ được miễn phí giao hàng. Mức giá phổ biến cho các tờ tiền Zimbabwe bán ở Việt Nam là 70.000-150.000 đồng.

    Trên thực tế, nhiều mệnh giá đô la Zimbabwe chênh cả chục nghìn tỷ nhưng khi bán tại Việt Nam, giá hơn kém nhau chỉ vài chục nghìn đồng. Theo quảng cáo trên một số trang web, một tờ 50.000 tỷ đô la Zimbabwe có giá bán 150.000 đồng. Trong khi đó, tờ 20.000 tỷ đô la Zimbabwe, mặc dù có mệnh giá thấp hơn, lại được bán ra 160.000 đồng.

    Một người buôn đô la Zimbabwe tại Hà Nội cho biết, nguồn hàng chủ yếu được lấy từ Ebay hay Amazon. Giá bán cho các tờ tiền dao động 100.000-160.000 đồng. Theo anh này, sự khác biệt về giá cả phụ thuộc vào nguồn cung, không hoàn toàn nằm ở mệnh giá của tờ tiền.

    Còn theo một người buôn tiền độc lạ tại TP HCM, nguồn cung đô la Zimbabwe không nhiều như những loại khác, dù nhu cầu đối với tờ tiền này khá lớn. Nguồn đô la Zimbabwe không đều đặn do phụ thuộc vào nhiều đầu mối ở nước ngoài.

     Ở Việt Nam, 100.000 tỷ đôla Zimbabwe là mệnh giá khó kiếm hơn cả và cũng có giá bán cao nhất. Giá một tờ tiền này lên tới 400.000-500.000 đồng, cao gấp 4-5 lần loại thông thường.

    Hiện tại, ở Việt Nam, 100.000 tỷ đô la Zimbabwe là mệnh giá khó kiếm hơn cả và cũng có giá bán cao nhất. Giá một tờ tiền này lên tới 400.000-500.000 đồng, cao gấp 4-5 lần loại thông thường.

    Theo chủ một cửa hàng buôn bán ngoại tệ độc lạ tại Hà Nội, khách mua rất đa dạng, chủ yếu để sưu tập, tặng quà hoặc mừng tuổi.

    Chị Thảo, một giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội, cho biết, vài năm trở lại đây, chị thường mua những tờ tiền độc lạ để làm quà tặng hoặc mừng tuổi mỗi dịp Tết Nguyên đán. Chi phí thực tế không lớn, lại có giá trị cao về tinh thần, những đồng tiền độc, lạ là "cứu cánh" cho chị mỗi dịp muốn có món quà khác biệt.

    Còn ông Minh, một doanh nhân trong lĩnh vực xây dựng cho rằng, sở hữu những đồng tiền độc đáo có mệnh giá cao sẽ đem lại may mắn. "Với dân làm ăn chúng tôi, một số người rất mê tín nên thường giữ tiền 'độc' để lấy may", ông Minh chia sẻ. Ngoài ra, khách hàng này cũng mua những tờ đô la Zimbabwe làm quà tặng cho bạn bè, người thân.

    Chị Phương, một người buôn bán đô la Zimbabwe ở Hà Nội cho biết, đa số khách mua đều là những người quan tâm tới các vấn đề chính trị, kinh tế hoặc thích sưu tầm tiền tệ. So với một số ngoại tệ lạ khác có giá cả triệu đồng, giá đô la Zimbabwe không thuộc nhóm đắt. Chính vì thế, nhiều người dễ dàng tiếp cận với loại tiền này. "Thậm chí, cả người bán vé số cũng mua đôla Zimbabwe như để thỏa mãn thú vui", chị Phương chia sẻ.

    Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, cựu Thành viên HĐQT độc lập Ngân hàng An Bình, việc xuất hiện những đồng tiền như đô la Zimbabwe ở Việt Nam hoàn toàn dựa trên tâm lý mê tín, lấy may của người mua. Mặc dù không có giá trị thanh toán, song những đồng tiền trên lại có giá trị lớn về tinh thần cho người sở hữu.

    [mecloud]nvJPn78Osq[/mecloud]

    Khi "tỷ phú" đào mộ để sống sót

    Thông thường, tỷ phú được hiểu là người sở hữu tài sản tỷ đô la. Tại Zimbabwe, đồng đô la nội tệ là những tờ giấy in con số hàng triệu, hàng nghìn tỷ.

    Ở đây, người dân cần 1 tỷ đô la Zimbabwe mới có thể mua trứng. Đó là lý do "tỷ phú" không đồng nghĩa với giàu có tại quốc gia châu Phi này.

    Lạm phát hàng năm lên tới 400.000\% là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người Zimbabwe bất chấp nguy hiểm rời khỏi quê hương.

    Những đứa trẻ phải học cách bò qua hàng rào thép gai với hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn nơi đất khách.

    Đối với những người sinh sống tại Zimbabwe, giá cả hàng hóa được tính theo số ngày họ phải đợi ở ngân hàng để rút tiền.

    Họ cần 1 ngày để mua xà phòng, thêm 1 ngày nữa cho muối và 4 ngày mới có thể mua bột ngô.

    "Đó là cách chúng tôi sống sót", Moyo, một nông dân, chia sẻ. Đối với cô, không chấp nhận đồng nghĩa với không thể tồn tại.

    Hàng triệu "tỷ phú" Zimbabwe khác cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự.

     Tại  Zimbabwe người dân cần 1 tỷ đô la Zimbabwe mới có thể mua trứng. Đó là lý do "tỷ phú" không đồng nghĩa với giàu có tại quốc gia châu Phi này.

    Edwin Makotore, một người Zimbabwe, hàng ngày vẫn cùng vợ và con lăn lộn kiếm sống từng bữa. Edwin là người duy nhất trong gia đình có công việc ổn định.

    Tuy nhiên, với tình trạng siêu lạm phát, Edwin không đủ khả năng lo cho gia đình, theo Guardian.

    Tại quốc gia này, chỉ 1/5 dân số trưởng thành có việc làm. Đối với người dân tại quốc gia này, có việc làm là yếu tố sống còn.

    Tuy nhiên, do tiền kiếm được liên tục mất giá, Edwin vẫn không đủ trang trải cuộc sống.

    "Vợ thậm chí phải cho tôi tiền để có thể di chuyển tới chỗ làm. Chúng tôi không đủ tiền cho con đi học, vì thế nó phải phụ mẹ ra đường kiếm sống.

    Vợ tôi không kiếm được việc, phải buôn thúng bán mẹt để lo cho gia đình", anh tâm sự.

    Hàng hóa ở đất nước nghèo đói này không rẻ, so với thu nhập bình quân của người dân. 1 lon Coca có giá 2 USD, 1 hộp bơ đậu phộng 4 USD.

    Trong khi đó, GDP bình quân đầu người tại đây là 600 USD, thấp thứ 3 thế giới.

     Tình trạng đói nghèo ở Zimbabwe đã trở nên tồi tệ đến mức, nhiều người kiếm sống bằng cách đào bới các ngôi mộ để lấy cát, đá bán.

    Những con số trên cho thấy nhu yếu phẩm cơ bản tại Zimbabwe có giá đắt hơn hẳn so với các nước có thu nhập cao hơn tại châu Phi.

    Thậm chí, tại Nam Phi, quốc gia có thu nhập trung bình cao gấp 19 lần Zimbabwe, chi phí cho nhu yếu phẩm cơ bản rẻ hơn nhiều.

    Theo tính toán của Chính phủ Zimbabwe, một người dân nước này cần 1,16 USD/ngày để tồn tại.

    Còn theo World Bank, mức sống dưới 1,25 USD/ngày bị liệt vào danh sách cực kỳ nghèo đói.

    Tình trạng đói nghèo ở Zimbabwe đã trở nên tồi tệ đến mức, nhiều người kiếm sống bằng cách đào bới các ngôi mộ để lấy cát, đá bán.

    Tình hình kinh tế Zimbabwe rất tồi tệ trong nhiều năm trở lại đây. Nông nghiệp vốn là ngành nghề chủ đạo ở quốc gia này vừa trải qua một cuộc khủng hoảng lớn khi hạn hán kéo dài.

    Theo thống kê từ Mạng lưới Cảnh báo Nông nghiệp Quốc tế, quốc gia châu Phi này mới chỉ sản xuất đủ một nửa lượng lương thực cần thiết cho đến mùa thu hoạch 2016.

    Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố không hỗ trợ cho đến khi Zimbabwe trả đủ số tiền đang nợ.

    "Chúng tôi đang chứng kiến nghèo đói diễn ra ở khắp nơi. Thậm chí, ngay tại Harare (thủ đô Zimbabwe), tôi dễ dàng chứng kiến cảnh người chết vì không có thức ăn.

    Tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn ở vùng nông thôn, và chúng tôi không biết kêu cứu ai", một người Zimbabwe nói trong tuyệt vọng.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khi-ty-phu-dao-mo-de-song-sot-a98598.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.