+Aa-
    Zalo

    Khoảng 2 tấn hải sâm chết trôi dạt vào bờ

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Các nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân về cái chết hàng loạt của gần 2 tấn hải sâm tại bờ biển huyện Phú Quốc.

    (ĐSPL) - Các nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân về cái chết hàng loạt của gần 2 tấn hải sâm tại bờ biển huyện Phú Quốc.

    Báo Dân trí đưa tin, Phòng Kinh tế huyện Phú Quốc đang điều tra, xác minh khoảng 2 tấn hải sâm dạt vào bờ biển ngày 18-19/9 vừa qua.

    Theo báo cáo nhanh của Phòng, tại các khu vực bờ biển Dinh Cậu, Cửa Lấp, Đường Bào, số lượng hải sâm trôi dạt vào bờ là khoảng 2 tấn. Các hộ dân sống ở đây cho biết chưa từng thấy hiện tượng này và chưa rõ nguyên nhân.

    Số hải sâm trôi dạt vào bờ.

    Anh Nguyễn Văn Bé (ấp Gành Dầu, xã Gành Dầu) cho biết, trong những ngày biển động cách đây khoảng 3 - 4 ngày, tại bờ biển nhà anh cũng thấy nhiều con hải sâm và cá hàm ếch chết trôi dạt vào bờ. Vì không chịu nổi mùi thối, gia đình và bà con ở xóm phải đi thu gom, tiêu hủy. Hiện 1 - 2 ngày nay thì không thấy hải sâm trôi dạt vào bờ nữa.

    Liên quan đến vụ việc này, báo Vnexpress cũng đã đăg tải lời ông Nguyễn Minh Trực - Trưởng phòng Kinh tế huyện Phú Quốc, ông Trực cho biết, hải sâm trôi dạt vào từng cụm, đủ kích cỡ, ước lượng hơn 2 tấn và trải dài trên 10 km bãi biển Phú Quốc, đoạn từ Dương Đông đến Đường Bàu. "Từ trước đến nay chỉ có cá, mực dạt vào bãi biển chứ không có hải sâm nhiều như thế", ông Trực nhận định.

    Theo ông Trực, bước đầu ngành chức năng nghi ngờ có thể do tàu chở hải sâm bị chìm khi đi ngang Phú Quốc. Nhưng khi kiểm tra, các tàu thường chở hải sâm chết, ướp đá, còn loại dạt vào bãi biển đa số còn sống. Mặt khác, Phú Quốc chỉ có hải sâm đen trong khi đây lại là hải sâm trắng.

    Còn các chuyên gia thủy sản Đại học Cần Thơ cho rằng, hiện tượng này có thể do mật độ khai thác hải sản trên vùng biển Phú Quốc ngày càng dày đặc. Đặc biệt là việc ào ạt cào bắt con banh lông để bán cho Trung Quốc hồi mấy tháng trước khiến môi trường đáy biển bị cày xới, thay đổi... Từ đó hải sâm không chịu nổi phải di cư.

    Hiện Phòng Kinh tế đã lấy mẫu và gửi cho cơ quan chuyên môn để xác định loại và nguyên nhân làm hải sâm trôi dạt vào bờ.

    BTV(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khoang-2-tan-hai-sam-chet-troi-dat-vao-bo-a111585.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.