+Aa-
    Zalo

    Không nhận chìm chất nạo vét nhiệt điện Vĩnh Tân 1

    • DSPL
    ĐS&PL Phó Thủ tướng Trình Đình Dũng đồng ý phương án không nhận chìm 1 triệu m3 vật chất nạo vét của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 theo kiến nghị của Bộ Tài nguyên – Môi trường

    Phó Thủ tướng Trình Đình Dũng đồng ý phương án không nhận chìm 1 triệu m3 vật chất nạo vét của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 theo kiến nghị của Bộ Tài nguyên – Môi trường.

    Báo Tuổi Trẻ thông tin, ngày 16/8, một văn bản từ Văn phòng Chính phủ phát ra truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc không nhận chìm 1 triệu m3 vật chất nạo vét của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 ra vùng biển Hòn Cau, thay vào đó sử dụng để san lấp khu vực lấn biển tại cảng tổng hợp Vĩnh Tân gần đó.

    Cụm nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

    Phương án này được Bộ Tài nguyên môi trường, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận, huyện Tuy Phong, Tập đoàn Điện lực VN (EVN), cảng tổng hợp Vĩnh Tân và Công ty TNHH Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 thống nhất như một “giải pháp tình thế” trình lên xin ý kiến Chính phủ ngày 9/8.

    Theo Bộ Tài nguyên - môi trường, phương án này đáp ứng được 3 yêu cầu.

    Thứ nhất, đảm bảo về mặt tiến độ cho phát điện để đáp ứng yêu cầu về an ninh năng lượng cho các tỉnh phía Nam, tránh được các tranh chấp pháp lý có thể phát sinh theo hợp đồng BOT mà Bộ Công thương thay mặt Chính phủ ký với nhà đầu tư.

    Thứ hai, đảm bảo về mặt môi trường do khu vực dự kiến lấn biển đã được đánh giá tác động môi trường, đã xây kè kiên cố để có thể tiếp nhận ngay khoảng 1 triệu m3 vật chất nạo vét.

    Thứ ba, đảm bảo thời gian để các nhà khoa học tiếp tục đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường, kiểm chứng mô hình lan truyền vật chất.

    Cũng theo thông tin trên Tiền Phong, để thực hiện phương án trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận và Bộ ngành liên quan chỉ đạo các Chủ đầu tư thống nhất phương án.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện điều chỉnh các nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các Dự án có liên quan theo quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức thực hiện việc đánh giá tác động môi trường, cấp phép thực hiện và tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện theo quy định của pháp luật.

     Đối với giải pháp tổng thể xử lý vật chất nạo vét các cảng, luồng lạch các cảng thuộc Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, được biết Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các chủ đầu tư lập dự án sử dụng vật, chất nạo vét tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân để san lấp, lấn biển, chống xói lở bờ biển và các dự án phát triển hạ tầng khác trên cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tại địa phương theo quy định của pháp luật và các yêu cầu bảo vệ môi trường.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-nhan-chim-chat-nao-vet-nhiet-dien-vinh-tan-1-a199226.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan