+Aa-
    Zalo

    Không quân Mỹ tích hợp AI lên máy bay "gián điệp" U-2

    ĐS&PL Máy bay trinh sát U-2 của Không quân Mỹ mới đây đã lần đầu tiên áp dụng công nghệ AI, phi công của máy này sẽ cùng chiến đấu với “đồng đội” sở hữu AI.

    Máy bay trinh sát U-2 của Không quân Mỹ mới đây đã lần đầu tiên áp dụng công nghệ AI, phi công của máy này sẽ cùng chiến đấu với “đồng đội” sở hữu AI.

    Defence News đưa tin Không quân Mỹ đã có Artoo của riêng mình - một hệ thống trí tuệ nhân tạo được tích hợp trên chiếc Lockheed Martin U-2 lần đầu tiên vào ngày 15/12/2021 và được trao quyền kiểm soát hệ thống cảm biến và radar của máy bay trinh sát.

    Trong một nhiệm vụ huấn luyện trinh sát được thực hiện ngoài Căn cứ Không quân Beale ở California, Artoo được giao nhiệm vụ tìm kiếm bệ phóng tên lửa của đối phương trong một cuộc tấn công tên lửa mô phỏng và nó hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc sử dụng cảm biến và điều hướng chiến thuật sau khi cất cánh, Không quân Mỹ cho biết trong một bản tin.

    Một máy bay do thám U-2 chuẩn bị hạ cánh tại Lực lượng Không quân Beale, California, vào ngày 15/12/2020. Ảnh: Không quân Mỹ.

    Chiếc U-2 do phi công con người điều khiển, được gọi bằng tên “Vudu” vì lý do an ninh, tập trung vào việc tìm kiếm máy bay của đối phương và chia sẻ việc sử dụng radar với đồng phi công AI.

    “Giống như bất kỳ phi công nào, Artoo (thậm chí là R2-D2 thật) cũng có những điểm mạnh và điểm yếu”, giám đốc điều hành của Không quân Will Roper đã chi biết trong một thông báo trên Twitter. “Hiểu chúng để chuẩn bị cho cả con người và AI cho một kỷ nguyên chiến tranh thuật toán mới là bước cấp thiết tiếp theo của chúng tôi", thông báo cho biết thêm.

    Artoo được tạo ra bởi phòng thí nghiệm liên bang U-2, vào tháng 10 đã cập nhật thành công phần mềm đầu tiên của máy bay dành cho quân đội Mỹ. Sự kiện này đã có thể thực hiện được bằng cách triển khai Kubernetes, một phương pháp chứa mã nguồn mở để tự động cập nhật phần mềm.

    Artoo dựa trên một thuật toán chơi game được gọi là µZero, đã được sử dụng để đánh bại những người chơi là con người trong cờ vua và cờ vây, ông Roper giải thích trong một bài viết trên Popular Mechanics. Phòng thí nghiệm U-2 đã đào tạo đặc biệt cho phi công phụ AI để thao tác với bộ cảm biến của U-2 trong các nhiệm vụ được máy tính mô phỏng “hơn nửa triệu”, theo Không quân Mỹ.

    Ông Will Roper viết: “Không có sự thay thế của phi công, Artoo đưa ra lời kêu gọi cuối cùng về việc sử dụng radar để săn tên lửa thay vì tự bảo vệ".

    Mặc dù Artoo được phát triển để loại bỏ khối lượng công việc của phi công trên U-2, nó có thể được sửa đổi để sử dụng cho các máy bay chiến đấu khác, dịch vụ cho biết.

    “Chúng tôi biết rằng để chiến đấu và giành chiến thắng trong một cuộc xung đột trong tương lai với một đối thủ ngang hàng, chúng tôi phải có lợi thế kỹ thuật số quyết định”, Tham mưu trưởng Không quân Charles Q. Brown cho biết trong một tuyên bố.

    “AI sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được lợi thế đó, vì vậy tôi vô cùng tự hào về những gì nhóm đã đạt được. Chúng tôi phải đẩy nhanh sự thay đổi và điều đó chỉ xảy ra khi các Không quân của chúng tôi đẩy mạnh giới hạn của những gì chúng tôi nghĩ là có thể", tuyên bố cho biết thêm.

    Bích Thảo (Theo Defence News, Military)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-quan-my-tich-hop-ai-len-may-bay-gian-diep-u-2-a350690.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan