+Aa-
    Zalo

    Kiếm hiệp Kim Dung: Sau thời Vương Trùng Dương, vì sao Toàn Chân Giáo ngày càng lụi bại?

    • DSPL
    ĐS&PL Dù được mệnh là "Thiên hạ võ học chính tông", nhưng kể từ sau thời Vương Trùng Dương, Toàn Chân Giáo ngày càng lụi bại, không xuất hiện nhân tài.

    Dù được mệnh là "Thiên hạ võ học chính tông", nhưng kể từ sau thời Vương Trùng Dương, Toàn Chân Giáo ngày càng lụi bại, không xuất hiện nhân tài.

    Vương Trùng Dương, người đứng đầu thiên hạ Ngũ tuyệt, sáng lập ra Toàn Chân Giáo.

    Vương Trùng Dương là một nhân vật vắng mặt trong Xạ Điêu Tam Bộ Khúc của nhà văn Kim Dung. Ông là người đứng đầu Ngũ tuyệt, xưng hiệu Trung Thần Thông. Tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương đánh bại Đông tà Hoàng Dược Sư, Tây độc Âu Dương Phong, Nam đế Đoàn Trí Hưng và Bắc cái Hồng Thất Công, đoạt được đệ nhất võ học đương thường Cửu Âm Chân Kinh.

    Vương Trùng Dương còn ở Trung Nam Sơn sáng lập ra "Thiên hạ võ học chính tông" Toàn Chân Giáo, được xem là một trong những danh môn chính phái đệ nhất thiên hạ. Tuy nhiên, sau khi Vương Trung Dương tạ thế, Toàn Chân Giáo cũng ngày một lụi bại.

    Vào đời chưởng môn thứ nhất của Toàn Chân Giáo, xếp sau Vương Trùng Dương có thể kể đến sư đệ của ông Chu Bá Thông. Bằng sự khổ luyện, Chu Bá Thông tự sáng tạo ra Không Minh Quyền và Song Thủ Hỗ Bác, nhờ cơ duyên mà học thêm được Cửu Âm Chân Kinh, thiên hạ ít có đối thủ. Cho đến Hoa Sơn luận kiếm lần thứ 3, Chu Bá Thông chính thức thay thế vị trí của Vương Trùng Dương trong nhóm thiên hạ Ngũ tuyệt.

    Chu Bá Thông là môn đồ kiệt xuất của Toàn Chân Giáo nhưng võ công lợi hại nhất lại là Không Minh Quyền và Song Thủ Hỗ Bác

    Đời thứ 2 của Toàn Chân Giáo, nổi bật là 7 truyền nhân của Vương Trùng Dương, xưng là Toàn Chân Thất Tử, gồm: Mã Ngọc, Khưu Xử Cơ, Đàm Xứ Đoan, Vương Xử Nhất, Hách Đại Thông, Lưu Xứ Huyền và Tôn Bất Nhị. Trong những người này, võ công của Khưu Xử Cơ là lợi hại nhất, nhưng ông chẳng thể sánh võ công của nhóm Ngũ tuyệt, thậm chí còn chẳng đánh lại đệ tử của những cao thủ này. May thay Toàn Chân Thất Tử được Vương Trùng Dương truyền thụ lại Thiên Canh Bắc Đẩu trận, phát huy sức mạnh tập thể của 7 người, mới giúp Toàn Chân Giáo có thể trụ vững trên võ lâm thêm một thời gian.

    Đời thứ 3 của Toàn Chân Giáo lại càng thê thảm, với nhưng nhân vật võ công hết sức tầm thường, như: Doãn Chí Bình, Triệu Chí Kính, Trương Chí Quang, Thôi Chí Phương, Mã Chí Phương, Vương Chí Thản hay Lý Chí Thường,... Những nhân vật này xuất hiện chủ yếu ở phần Thần Điêu Hiệp Lữ và hầu hết xung quanh tình tiết làm vấy bẩn cái gọi là "Thiên hạ võ học chính tông". Như Doãn Chí Bình thầm thương trộm nhớ và lén lút cướp mất sự trong trắng của Tiểu Long Nữ, hay Triệu Chí Kính thủ đoạn đa đoan cấu kết với người Mông Cổ, tàn sát huynh đệ đồng môn.

    Đến đời thứ 4, Toàn Chân Giáo mặc dù quy mô vẫn lớn, nhưng võ công lại hết sức tầm thường, ngay cả nhân vật như Lộc Thanh Đốc - đại đệ tử của Triệu Chí Kính, cũng được xếp vào cấp bậc hàng đầu, đủ để thấy võ công của Toàn Chân Giáo lúc này còn chẳng đánh lại Giang Nam Thất Tử.

    Toàn Chân Thất Tử chỉ mạnh khi có đủ 7 người.

    Vậy nguyên nhân nào khiến  Toàn Chân Giáo uy danh một thời lại rơi vào tình cảnh như vậy? Nguyên nhân thứ nhất phải kể đến là người sáng lập Vương Trùng Dương đã để lại tư tưởng "trọng đạo khinh võ".

    Người sáng lập ra Toàn Chân Giáo mặc dù võ công đệ nhất thiên hạ, nhưng sau cùng vẫn là một nhân sĩ đạo giáo, chú trọng truyền đạo, sau mới đến học võ.

    Thấy Chu Bá Thông say mê võ thuật, Vương Trùng Dương chê ông rằng "quá cố chấp, không có đạo lý thanh tịnh vô vi của đạo gia", nên không cho ông làm đạo sĩ.

    Trong Toàn Chân Thất Tử, Khưu Xử Cơ vô công lợi hại nhất, nhưng Vương Trùng Dương lại không thích, trách ông ta "chìm đắm trong nghiên cứu võ học, bỏ bê tu luyên tư tưởng đạo gia", rồi truyền lại chức vụ trưởng môn cho Mã Ngọc - người có tư chất đạo giáo cao nhất.

    Đến đời thứ 3, Triệu Chí Kính tuy võ công cao nhất trong đám đệ tử Toàn Chân Giáo, nhưng chức trưởng môn lại được truyền cho Doãn Chí Bình, một người được Toàn Chân Thất Tử đánh giá là hiến lành, hiểu đạo lý.

    Dưới tư tưởng "trọng đạo khinh võ", Toàn Chân Giáo trên dưới đều chú trọng học đạo, xem học võ chỉ là thứ yếu, chẳng trách mà võ công các đệ tử đời sau như chỉ để rèn luyện sức khỏe.

    Nguyên nhân thứ hai đó là Toàn Chân giáo có nhân vật mạnh đệ nhất thiên hạ nhưng võ công không phải tuyệt thế. Thực chất võ công của Toàn Chân Giáo không tinh diệu như người khác tưởng tượng. Vương Trùng Dương có thể luyện tới đệ nhất thiên hạ, bởi ông là thiên tài võ học. Chu Bá Thông từng nói: "Vương sư huynh bẩm sinh phi thường, mọi đạo lý trong võ học cứ như tinh thông một cách tự nhiên, chẳng giống như ta phải hao tâm khổ luyện".

    Điều đó cho thấy, ngay cả Chu Bá Thông võ công cái thế, ngày đêm khổ luyện cũng chẳng đạt tới cảnh giới của Vương Trùng Dương, huống chi là Toàn Chân Thất Tử hay những hậu bối sau này.

    Chu Bá Thông, Quách Tĩnh và Dương Quá sau đều được liệt vào hàng Ngũ tuyệt, võ công căn bản của họ đều từ Toàn Chân Giáo nhưng độc chiêu lợi hại nhất đều là tự sáng tạo ra hoặc của môn phái khác.

    [presscloud]17319[/presscloud]

    Video: Quách Tĩnh một mình đánh bại toàn bộ đệ tử Toàn Chân Giáo. Nguồn: Youtube

    Nguyên nhân thứ ba đó là bí kíp võ công trấn phái của Toàn Chân Giáo không nâng cao kỹ năng cá nhân. Theo nguyên tác kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung, mỗi môn phái trong võ lâm đều có trấn phái chi bảo hay võ công trấn phái. Toàn Chân Giáo đương nhiên cũng không ngoại lệ.

    Năm xưa, sau khi Vương Trùng Dương đoạt được Cửu Âm Chân Kinh, hoàn toàn có thể đêm một hai bí kịp tuyệt học trong cuốn sách này ra để truyền thụ cho hậu nhân, làm võ công trấn phái.

    Tuy nhiên, Vương Trùng Dương không làm như vậy, ông chỉ lập ra Thiên Canh Bắc Đẩu Trận để làm nền móng cho Toàn Chân Giáo. Sự lợi hại của Thiên Canh Bắc Đẩu Trận là không thể phủ nhận, có thể giúp Toàn Chân Thất Tử tung hoành thiên hạ, từng làm khó được cả Đông tà Hoàng Dược Sư.

    Tuy nhiên, bộ trận pháp lại đòi hỏi sự kết hợp của tập thể, càng nhiều người càng phát huy được sự huyền diệu của trận pháp. Do đó, trận pháp trấn phái của Toàn Chân Giáo không nâng cao kỹ năng của từng cá nhân, nên chẳng thể đào tạo thêm được một nhân vật kiệt xuất nào.

    Hoa Vũ (Theo Sohu)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kiem-hiep-kim-dung-sau-thoi-vuong-trung-duong-vi-sao-toan-chan-giao-ngay-cang-lui-bai-a342510.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan