+Aa-
    Zalo

    Đại gia chi gần 700 tỷ mua chén cho con trai uống trà

    ĐS&PL (ĐSPL) - Đại gia Lưu Ích Khiêm đã mạnh tay chi tới 21 triệu bảng Anh (tương đương khoảng 693 tỷ đồng) cho một chiếc chén chỉ để cho con tra mình uống trà "xem nó thế nào"

    (ĐSPL) - Đại gia Lưu Ích Khiêm đã mạnh tay chi tới 21 triệu bảng Anh (tương đương khoảng 693 tỷ đồng) cho một chiếc chén 500 tuổi có từ triều đại nhà Minh chỉ để cho con trai mình uống trà “xem cảm giác như thế nào”.

    Trong cuộc đấu giá do nhà Christie's ở New York, Mỹ tổ chức hôm 9/11 vừa qua, tỷ phú Trung Quốc Lưu Ích Khiêm đã mua thành công bức họa “Nu couche” của họa sĩ Modigliani với mức giá 170,4 triệu USD (tương đương hơn 3.700 tỉ đồng), trong 9 phút đấu giá điên cuồng như mô tả của những người chứng kiến.

    Cú bạo chi của tỷ phú người Trung Quốc, đã đưa “Nu couche” trở thành tác phẩm hội họa đắt giá thứ 2 trong lịch sử, chỉ đứng sau bức họa “Les femmes d'Alger” của đại danh họa Piccaso.

    Theo bảng xếp hạng người giàu của tạp chí Trung Quốc Hurun năm 2013, tài sản của ông Lưu ước tính 1,6 tỷ USD, xếp thứ 134 ở Trung Quốc. Bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg 2015 cho hay tài sản của ông trị giá ít nhất 1,5 tỷ USD.

    Tuy giàu có là vậy nhưng bản thân ông Lưu không ngần ngại khi thừa nhận rằng mình là một “tuhao” (một thuật ngữ của người Trung Quốc dành để chỉ người có tiền nhưng ít văn hóa) và rằng mình “không hiểu gì về nghệ thuật”.

    Năm ngoái, ông Lưu cũng đã mạnh tay chi tới 21 triệu bảng Anh (tương đương khoảng 693 tỷ đồng) cho một chiếc chén 500 tuổi có từ triều đại nhà Minh chỉ để cho con trai mình uống trà “xem cảm giác như thế nào”.

    Khi đó ông Lưu đã vấp phải không ít sự phản đối và chê bai, tuy nhiên ông cho biết mình không cảm thấy xấu hổ khi bị người khác chê ít học.

    Ông Lưu từng bỏ ra hàng trăm tỷ chỉ để mua một chiếc chén uống trà "xem nó như thế nào".

    Ông Lưu và vợ thường xuyên tham gia đấu giá và mua các tác phẩm nghệ thuật về cho bảo tàng ở Thượng Hải của mình. Ông cũng vui vẻ tự nhận mình không hiểu gì về giá trị của các tác phẩm trước khi bỏ tiền ra đấu giá. “Bất cứ khi nào thấy có đấu giá tôi đều tham gia. Sau khi mua được thứ đồ ấy tôi sẽ hỏi họ rằng tại sao thứ này lại đắt như thế”.

    Ông Lưu và vợ thường xuyên tham gia đấu giá để mua các món đồ nghệ thuật. Ông cho biết mình là một người yêu nước và muốn đưa về nước các tác phẩm nghệ thuật quý giá của thế giới cũng như những đồ tạo tác truyền thống của Trung Quốc từng bị đánh cắp ra nước ngoài.
    Các nhân viên của ông Lưu đều công nhận ông chủ của mình có tính cách lập dị. Ông thường thích mặc áo thun cho tiện và bền chứ không ưa bận những bộ đồ sang chảnh.

    Bản thân ông Lưu cũng là một tỷ phú tự đi lên từ nghèo khó.

    Ông Lưu sinh năm 1963, trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động tại Thượng Hải. Lớn lên trong những năm đầy biến động của cuộc Cách mạng Văn hóa, ông kiếm sống bằng nghề bán túi xách trên đường phố sau đó làm tài xế taxi.

    Sau khi bỏ học trung học, ông đi theo làn sóng mở cửa và cải cách kinh tế của Trung Quốc và dần dần gây dựng tài sản bằng việc bán cổ phiếu bất động sản và dược phẩm vào thập niên 80, 90.

    Ông mua vào 100 cổ phiếu giá 100 nhân dân tệ/cổ phiếu, đến năm 1991, cổ phiếu tăng giá lên 10.000 nhân dân tệ, ông bán đi và kiếm lời gần 100.000 nhân dân tệ (17.500 USD). Cứ thế, tiền kiếm được, ông tái đầu tư mua cổ phiếu.

    Ông Lưu có cổ phần tại hàng chục công ty lớn ở Trung Quốc, nhưng không tham gia quản lý, vì cho rằng "quản lý doanh nghiệp không phải sở trường của tôi".

    Thực tế, ông Lưu đã làm kinh doanh cả trong nghệ thuật.

    Ông rất quan tâm đến việc mua các cổ vật hoặc đồ tạo tác nghệ thuật dù tự thừa nhận rằng mình ít kiến thức văn hóa.

    Khi bắt đầu cuộc chơi sưu tầm nghệ thuật, ông Lưu thú nhận rằng thoạt tiên ông chẳng biết gì về những tác phẩm mà mình mua: “Khi tôi thấy những người khác ra giá, tôi chỉ đơn giản cạnh tranh về giá với họ để làm sao tác phẩm về tay mình. Sau khi tôi đã mua được tác phẩm rồi tôi mới hỏi xem tại sao tác phẩm đó lại quý giá”.

    Giờ đây, ông Lưu đã mở hai triển lãm nghệ thuật tại Thượng Hải với số lượng tác phẩm nghệ thuật lên tới 2.300. Trong ảnh trên là ông Lưu và vợ tại sự kiện đấu giá tấm thảm 600 năm tuổi của Tây Tạng. Tại cuộc đấu giá này, ông Lưu đã lập một kỷ lục về giá trả cho một tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc, ông đã chi ra số tiền tương đương 1.015 tỉ đồng vào tháng 11 năm ngoái.

    Thực tế, ông Lưu đã làm kinh doanh cả trong nghệ thuật. Như chiếc chén con gà ông từng mua về để uống trà gây xôn xao dư luận Trung Quốc, sau hành động gây sốc đó, ông này liền sản xuất hàng loạt những chiếc chén con gà giả cổ với 3 mức giá từ 288-6900 tệ.

    Hiện tại số chén giả cổ ông Lưu bán ra đã giúp ông thu về được 5 triệu tệ (17,5 tỉ đồng), ngoài ra, ông còn được đông đảo công chúng biết đến. Giờ đây, nhiều nhân vật quan trọng khi tới Thượng Hải đều nhớ ghé qua triển lãm của ông… Đó là những bài toán kinh tế mà Lưu Ích Khiêm đã thực hiện trong cuộc chơi nghệ thuật mà ông vừa bước chân vào.

    “Tôi không bao giờ cho rằng sự giàu có của mình đã lên đến mức có thể khiến tôi không còn là một người bình thường được nữa. Nếu chỉ vì mua một chiếc chén có thể khiến tôi trở thành đại phú gia, hay mở một viện bảo tàng có thể khiến tôi thành một quý ông, như vậy thì quá dễ để có thể phân biệt mọi người với nhau. Nói chung, không nên quan tâm quá tới việc người ta gọi bạn là gì” - Lưu Ích Khiêm chia sẻ với tờ tạp chí tài chính - kinh doanh Forbes.

    Về bức tranh khỏa thân “Nu couche”, đại diện của ông Lưu cho biết ông và vợ sẽ trưng bày bức tranh này trong bảo tàng tư nhân ở Thượng Hải nhân dịp kỉ niệm 5 năm thành lập bảo tàng.

    Với thương vụ này của ông Lưu, Nu Couche trở thành bức tranh thứ 10 gia nhập vào câu lạc bộ các tác phẩm được bán đấu giá ở mức 9 con số.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-gia-chi-gan-700-ty-mua-chen-cho-con-trai-uong-tra-a119597.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.