Khó khăn của doanh nghiệp hiện không nằm ở lãi suất…


Thứ 2, 24/03/2014 | 08:21


(ĐS&PL) - Nhà nước cần phải có chính sách kích thích tài chính công, khuyến khích thị trường phát triển. Khi đó, doanh nghiệp mới vay vốn để sản xuất kinh doanh.

(ĐS&PL) - Lãi suất có giảm nữa nhưng nhu cầu tiêu dùng không tăng thì doanh nghiệp cũng không vay. Nhà nước cần phải có chính sách kích thích tài chính công, khuyến khích thị trường phát triển. Khi đó, doanh nghiệp mới vay vốn để sản xuất kinh doanh – TS. Nguyễn Đức Hưởng – Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cho hay.
Nước xuống, thuyền xuống…
- Ông có bình luận gì về việc hạ lãi suất đồng loạt vừa qua của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)?
Theo tôi, quyết định điều chỉnh hạ trần lãi suất của NHNN là biện pháp tích cực và hợp lý trong điều kiện kinh tế hiện nay. Việc hạ lãi suất này căn cứ trên chỉ số kinh tế, đặc biệt là chỉ số giá cả tháng 2 so với tháng 1, so với năm 2013.
Việc lạ lãi suất này sẽ thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động. Việc giảm lãi suất vừa qua của Ngân hàng chưa đến mức làm giảm nguồn huy động tiết kiệm vì thực tế, ngân hàng chỉ giảm nguồn lãi suất cho vay ngắn hạn, còn vay dài hạn thì theo thỏa thuận.
 - Khó khăn của doanh nghiệp hiện không nằm ở lãi suất…
Khó khăn của doanh nghiệp hiện không nằm ở lãi suất…
Có thể hiểu, lãi suất cho vay và lãi suất huy động cũng như thuyền và nước, khi nước xuống thì thuyền cũng xuống theo. Và việc hạ trần lãi suất tiền gửi lần này sẽ tạo mặt bằng lãi suất mới cả cho vay lẫn huy động.
- Theo như ông nói, “nước xuống, thuyền xuống”, vậy khi lãi suất cho vay hạ xuống thì doanh nghiệp sẽ thuận lợi khi vay vốn đúng không?
Liên quan đến dòng tiền vốn, trước đây, tôi hay tư duy: Cho ai vay? vay làm gì? nhưng tại thời điểm này, tôi nghĩ cần có thêm mối quan tâm: Vay làm gì và làm để làm gì?
Lãi suất có giảm nữa nhưng nhu cầu tiêu dùng không tăng thì doanh nghiệp cũng không vay. Thực tế cho thấy, từ 2012 đến nay, NHNN đã hạ lãi suất 9 lần nhưng doanh nghiệp tiếp cận vốn khó, có thể là do họ chưa trả lời được câu hỏi “vay để làm gì”.
Do vậy, Nhà nước cần phải có chính sách kích thích tài chính công, khuyến khích thị trường phát triển. Khi đó, doanh nghiệp mới vay vốn để sản xuất kinh doanh, mới trả lời được câu hỏi “Vay làm gì? và làm để làm gì?”
Nới room thị trường chứng khoán, đẩy mạnh đầu tư công
- Nếu chỉ trông chờ vào chính sách tiền tệ thôi liệu có giải quyết được bài toán kích cầu tăng trưởng tín dụng?
Chính sách tiền tệ chỉ là một phần trong cơ thể sống của toàn bộ nền kinh tế. Lãi suất hiện nay không phải là vấn đề của doanh nghiệp nữa, vấn đề là ở CẦU.
Theo tôi, vấn đề cần làm bây giờ là phải sớm nới room thị trường chứng khoán, để thu hút nguồn vốn đầu tư khác vào thị trường, thậm chí là với lãi suất còn thấp hơn.
Tiếp đó, đẩy mạnh đầu tư công, lúc này là lúc huy động vốn trái phiếu chính phủ hoặc công trái dễ nhất để tạo đầu tư công mạnh lên, đó là kích cầu tốt nhất, lâu dài và bền vững nhất. Chỉ có cách đó mới tăng tưởng tín dụng được.
Khó khăn của doanh nghiệp hiện không nằm ở lãi suất…
Khó khăn của doanh nghiệp hiện không nằm ở lãi suất…
 
- Nhắc đến trái phiếu chính phủ, từ đầu năm đến nay, các Ngân hàng Thương mại đã mua được 78.000 tỉ đồng tiền trái phiếu nhưng vì sao nguồn tiền vẫn bí bách, luẩn quẩn?
Phát hành trái phiếu đầu tư công hiện nay có rất nhiều công trình đang diễn ra, nhưng chúng ta phải nghĩ ra nhiều nữa các công trình nữa, vì giai đoạn này huy động của dân cư, các tổ chức tín dụng là dễ nhất, còn nếu trong thời gian nữa khi đã đảo chiều thì chúng ta muốn đầu tư công cũng không được. Lúc này là lúc đầu tư công tốt nhất, tiền sẽ đẻ ra tiền, giúp cho doanh nghiệp, cho ngân hàng và cho xã hội.
- Theo ông mức cho vay hiện nay thế nào là hợp lý?
Hiện Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đang cho nhiều món vay chỉ với 6\%/năm. Ngân hàng không cần quan tâm lãi suất cho vay ở mức nào mà chỉ thấy doanh nghiệp có thanh khoản tốt, dòng tiền tốt là khách hàng tiềm năng trong tương lai để giải ngân vốn. Trong giai đoạn hiện nay có doanh nghiệp vay, có hiệu quả là rất tốt.
Hoài An (ghi)
Mời độc giả đón xem clip: Âm tín dụng là điều hết sức bình thường

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kho-khan-cua-doanh-nghiep-hien-khong-nam-o-lai-suat-a26030.html