Vì sao mì Hảo Hảo "đưa" mì Hảo Hạng ra tòa?


Thứ 3, 05/05/2015 | 01:22


(ĐSPL) - Mì Hảo Hảo "đưa" mì Hảo Hạng ra tòa vì cho rằng đơn vị sản xuất mì Hảo Hạng đã không thực hiện đúng cám kết thu hồi sản phẩm "ná ná" mì Hảo Hảo.

(ĐSPL) - “Sau nhiều lần họp với phía Asia Foods để giải quyết vụ việc trên tinh thần hợp tác, song doanh nghiệp này không thiện chí. Vì vậy, Acecook Việt Nam buộc phải nộp đơn khởi kiện ra tòa án”, đại diện hãng mì Hảo Hảo cho biết.

Ngày 4/5, Công ty CP Acecook Việt Nam (Vina Acecook) cho biết vừa gửi đơn lên TAND tỉnh Bình Dương kiện công ty CP Thực phẩm Á Châu (Asia Foods) vì xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay, Hình”

Cụ thể, Vina Acecook yêu cầu tòa án xác định hành vi sử dụng mẫu bao gói mì ăn liền mang dấu hiệu “Mì Hảo Hạng, Tôm chua cay & Hình” của Asia Foods là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãu hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay, Hình” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 62360 của Acecook Việt Nam và buộc chấm dứt hành vi vi phạm.

Ngoài ra, Vina Acecook cũng yêu cầu công Asia Foods phải đăng báo xin lỗi, cải chính công khai về hành vi vi phạm của mình đối với Acecook và bồi thường thiệt hại 817,5 triệu đồng.

Mì Hảo Hảo của Vina Acecook.

Vụ việc lùm xùm vào đầu năm 2015 khi sản phẩm mì gói Hảo Hạng của Asia Foods xuất hiện trên thị trường với kiểu dáng tương tự nhãn hiệu mì gói Hảo Hảo của Acecook Việt Nam. Sau đó, hai doanh nghiệp đã có những buổi làm việc nhằm giải quyết nhưng không thành. Phía Hảo Hạng luôn khẳng định không sao chép mẫu mã của nhãn hiệu mì Hảo Hảo. Tuy nhiên sau đó Asia Foods doanh nghiệp này đã ngừng sản xuất mẫu bao bì mì Hảo Hạng.

Vì thấy quá bất lợi, Acecook đã yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương kiểm tra, xử lý hành chính hành vi vi phạm của Asia Foods. Theo biên bản làm việc do Chi cục Quản lý thị trường Bình Dương vào giữa tháng 3/2015, đại diện Asia Foods vẫn khẳng định “mì Hảo Hạng của công ty này không hề sao chép mẫu mã của mì Hảo Hảo”.

Tuy nhiên, tháng 2/2015, phía Asia Foods cũng xác nhận đã ngừng sản xuất sản phẩm. Đây là lý do mà Chi cục Quản lý thị trường Bình Dương quyết định không tiến hành kiểm tra hành chính công ty Asia Foods và đề nghị hai bên nếu không thống nhất thì khởi kiện ở tòa án.

Mẫu bao bì mì Hảo Hảo và Hảo Hạng.

Theo ông Lê Văn Hùng, Trưởng phòng Truyền thông – Đối ngoại của Acecook Việt Nam, khi ngừng sản xuất mẫu bao bì Asia Foods không tiến hành thu hồi và tiêu hủy sản phẩm vi phạm còn lưu hành trên thị trường. Vừa qua, sản phẩm mì gói Hảo Hạng vi phạm vẫn còn xuất hiện trên thị trường gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Acecook Việt Nam yêu cầu tòa án xác định hành vi sử dụng mẫu bao gói mì ăn liền mang dấu hiệu “Mì Hảo Hạng, tôm chua cay và hình” của Asia Foods là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Hảo Hảo của Acecook Việt Nam đã được bảo hộ.

Theo Vina Acecook, công ty này là sở hữu chủ hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Hảo Hảo” số 62360, được bảo hộ tổng thể chữ “Hảo Hảo, mì tôm chua cay” và hình tô mì với sợi mì, tôm và rau củ; bao gồm các màu sắc, các hình ảnh trên bao gói mì.

“Sau nhiều lần họp với phía Asia Foods để giải quyết vụ việc trên tinh thần hợp tác, song doanh nghiệp này không thiện chí. Vì vậy, Acecook Việt Nam buộc phải nộp đơn khởi kiện ra tòa án”, ông Hùng cho biết thêm.

“Khi vụ việc xảy ra, chúng tôi đã chủ động gửi thư khuyến cáo yêu cầu Asia Foods chấm dứt và khắc phục hành vi vi phạm nhưng không thành. Sau đó, chúng tôi gửi đơn yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương kiểm tra, xử lý hành chính hành vi vi phạm này của Asia Foods. Tại biên bản làm việc do Chi cục quản lý thị trường lập ngày 11-3-2015, đại diện Asia Foods vẫn khẳng định mì Hảo Hạng của công ty này không sao chép mẫu mã của mì Hảo Hảo. Tuy nhiên, Asia Foods cũng xác nhận đã ngừng sản xuất sản phẩm này từ ngày 4-2-2015. Đây là lý do mà Chi cục Quản lý thị trường Bình Dương quyết định không tiến hành kiểm tra hành chính công ty Asia Foods, và đề nghị 2 bên nếu không thống nhất thì khởi kiện ở tòa án. Với những chứng cứ rõ ràng về hành vi vi phạm độc quyền nhãn hiệu, chúng tôi quyết định khởi kiện, đề nghị tòa án xem xét giải quyết theo các yêu cầu của công ty” – ông Kafiwara Junichi, Tổng giám đốc Vina Acecook cho biết.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Xem thêm video: Vay tiêu dùng- Làm sao cho an toàn?

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-mi-hao-hao-dua-mi-hao-hang-ra-toa-a93130.html