+Aa-
    Zalo

    Kinh hoàng quy trình chế trà nhài, trà sen "thơm nức mũi"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Cứ 3kg trà thô sau khi sấy được trộn 1g bột hóa chất hương liệu rồi mang ra đóng gói, tùy theo loại mà các sản phẩm tại đây có giá bán từ 100.000 tới 120.000 đồn

    (ĐSPL) - Cứ 3kg trà thô sau khi sấy được trộn 1g bột hóa chất hương liệu rồi mang ra đóng gói, tùy theo loại mà các sản phẩm tại đây có giá bán từ 100.000 tới 120.000 đồng/kg, loại cao nhất có giá 200.000đồng/kg...

    12 tấn trà đang tẩm hóa chất

    Sau thời gian theo dõi, Phòng 6 thuộc Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm và Môi trường (C49B - Bộ Công an) phối hợp với Quản lý thị trường quận Bình Thạnh ập vào cơ sở sản xuất trà Đông Phương ở (128/13/26, phường 1, quận Bình Thạnh) do bà Trần Thị Kỳ làm chủ phát hiện hơn 12 tấn trà nguyên liệu và thành phẩm không nguồn gốc. Tại thời điểm kiểm tra, số trà trên không nhãn mác, thành phần, chỉ tiêu và cách sử dụng... Ngoài ra, tất cả nguyên liệu làm trà đều không có hóa đơn chứng từ hay các giấy tờ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khi giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm” do UBND quận Bình Thạnh cấp từ năm 2008 đã hết hạn.

    Một cán bộ của C49B cho biết, “Một số sản phẩm trà gọi là trà nhài và trà sen nhưng không được ướp với hoa nhài, hay tâm sen tươi”.

    Theo bà Kỳ, cơ sở sản xuất Đông Phương hoạt động từ 20 năm qua theo cha truyền con nối. Trà được chế biến và đóng gói tại 2 cơ sở. Tại địa chỉ 54/29 Yên Đỗ, phường 1, quận Bình Thạnh, bà Kỳ dành khoảng 200 m2 để làm nơi sơ chế với hệ thống 3 máy sấy, ủ trà cũng như chứa các thùng hương liệu và chứa nguyên liệu trà thô. Còn tại địa chỉ 128/13/26, phường 1, quận Bình Thạnh bà Kỳ để trà thành phẩm và giao dịch với các đại lý.

    Trà nguyên liệu chất đầy nhà nhưng chủ cơ sở không chứng minh nguồn gốc. (Ảnh: Tiền Phong)

    Được biết, cơ sở trà Đông Phương đã kinh doanh, chế biến mặt hàng này từ hàng chục năm nay. Theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, chủ cơ sở không trình được các hồ sơ, giấy tờ liên quan tới việc mua, nhập nguyên liệu cũng như hồ sơ chứng minh sản phẩm đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

    Bà Kỳ cho biết, nguyên liệu trà được thu mua tại tỉnh Lâm Đồng qua một người trung gian với giá từ 100- 120.000đ/kg; một phần nguyên liệu trà thô khác mua từ một nhà máy sản xuất trà tại Hà Nội với giá rất rẻ 15.000 - 16.000đ/kg trà thô.

    Khi yêu cầu cung cấp giấy tờ liên quan tới các thùng nhựa chứa hương liệu (hương lài, sen) thì chủ cơ sở không cung cấp được. Chủ cơ sở cho biết, nguyên liệu được sử dụng để ướp trà sen là một loại bột hóa chất hương liệu với giá 680.000đ/kg và một loại hương liệu hương sen khác bằng nước. Ghi nhận tại hiện trường, có 4 kg loại bột hóa chất, 01 bình nhựa nhỏ chứa 350 ml hương liệu nước, đều là cho sản xuất trà sen. Trên bình này có dán nhãn, nhưng không phụ đề tiếng Việt, không rõ xuất xứ, nguồn gốc.

    Ghi nhận tại hiện trường, toàn bộ số trà thành phẩm và trà nguyên liệu là 12.709 kg, không dán nhãn hàng hóa và không có niêm yết giá.

    Quy trình làm trà nhài, trà sen thơm "nức mũi"

    Theo chủ cơ sở, cứ 3kg trà thô sau khi sấy được trộn 1g bột hóa chất hương liệu rồi mang ra đóng gói, tùy theo loại mà các sản phẩm tại đây có giá bán từ 100.000 tới 120.000 đồng/kg, loại cao nhất có giá 200.000đồng/kg.

    Bà Kỳ cũng cho biết, sở dĩ phải dùng hương liệu phụ gia vì không phải lúc nào cũng có hoa lài và tâm sen tươi để ướp, hoặc có cũng thu mua không đủ để sản xuất. Qua trình bày của chủ cơ sở cho thấy, cơ sở tận dụng toàn bộ nguyên liệu trà để bán ra thị trường, đến tận trà cọng và trà cám cũng được bán ra thị trường với giá 15.000 tới 16.000đ/kg, lúc giá cao là 28.000đ/kg trà cám.

    Không chỉ có trà thành phẩm ngậm hương liệu không nguồn gốc, các loại trà cám, trà cọng thải loại sau khi chế biến cũng được cơ sở này còn dùng hương liệu “hương trà” để ngâm tẩm. Số trà cám, trà cọng này sau đó được cung ứng cho các hàng bán trà đá, các quán cơm, thức ăn đường phố...

    Không những thế, họ còn sử dụng loại “hương trà” - hương liệu ướp vào loại trà cám để khi pha có vị y hệt như mùi trà. Khách hàng mối lấy của cơ sở này rất rộng, từ khu vùng ven Gò Vấp, chợ ở TPHCM cho đến các tỉnh khu vực miền Tây như Cà Mau, Đồng Tháp…

    Đoàn kiểm tra đã thực hiện niêm phong số hóa chất hương liệu tại cơ sở, lấy mẫu các loại trà thành phẩm để kiểm nghiệm, đồng thời yêu cầu cơ quan ban ngành địa phương cùng phối hợp giám sát, yêu cầu cơ sở trà Phương Đông trên ngưng hoạt động cho tới khi có kết quả xử lý và kiểm nghiệm sản phẩm.

    Thông tin trên báo Tiền Phong, theo TS Phạm Thành Quân- Khoa Công nghệ Hóa học, trường ĐH Bách khoa TPHCM thông thường hóa chất hương nhài có nguồn gốc từ penzylacetat, trong khi hương sen từ P- Dimethoxy penzin. Đây là các chất đều xếp loại độc hại gốc hữu cơ, vì vậy ngâm tẩm các chất này lâu ngày, liều lượng cao làm cho người ngửi sẽ bị chóng mặt, thậm chí ngất xỉu do tác động lên hệ thần kinh.

    Tại chợ Kim Biên, quận 5, các hương liệu ướp trà không nguồn gốc được bán tràn lan mỗi kg có giá 100-120 nghìn đồng. Ngoài ra nơi đây còn có chất giữ mùi lâu là Fixateur.

    Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Mai- nguyên Viện phó Viện y tế công cộng TPHCM thì chất giữ mùi này rất độc và nó không phân hủy nên tích tụ trong gan dẫn đến ung thư.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Video: Bún chả tẩm hóa chất Trung Quốc[mecloud]NGlLBAKASU[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kinh-hoang-quy-trinh-che-tra-nhai-tra-sen-thom-nuc-mui-a94485.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.