+Aa-
    Zalo

    Kinh hoàng với thức ăn đường phố siêu bẩn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Mặc dù đã được cảnh báo và quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm liên tục được tuyên truyền, nhưng theo khảo sát, thức ăn đường phố, vỉa hè vẫn vô tư hoạt động

    (ĐSPL)  - Mặc dù đã được cảnh báo và quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm liên tục được tuyên truyền, nhưng theo khảo sát, thức phẩm đường phố, vỉa hè vẫn vô tư hoạt động.

    >> Phát hoảng với rau cải xoong có sán

    >> Phát hoảng với quýt Trung Quốc vỏ bóng bẩy, ruột mốc xanh

    Dạo quanh một vòng trên đường phố Hà Nội chúng ta sẽ bắt gặp không ít những quán ăn vỉa hè được chế biến không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, hứng đầy bụi bẩn. Còn khách hàng thì vẫn ăn uống ngay tại các quán vỉa hè mà không quan tâm hoặc chú ý gì đến vệ sinh và môi trường bị ô nhiễm bụi đường và khói do xe cộ qua lại gây ra.

    Các quán ăn bình dân, cơm hộp, thức ăn đường phố, hàng rong thường tập trung tại các trường học, bệnh viện, nơi đông dân cư... Phần lớn khách hàng của loại đồ ăn nhanh này là học sinh, sinh viên và người lao động nghèo, có thu nhập thấp…

    Xem Video:

     

     

    Hàng ăn vỉa hè mọc lên san sát nhau, đồ ăn được chế biến ở ngay trên nền đường bui bẩn, những hôm trời khô ráo còn đỡ, những ngày trời mưa gió vô cùng nhếch nhác. Đồ ăn sau khi chế biến xong được đặt lên trên bàn không che đậy, bụi, nước mưa, nước bùn đất xe máy đi bắn vào. Số lượng hàng quán có dụng cụ, tủ kính che đậy thực phẩm rất ít, vào mùa hè nhiều ruồi muỗi bay quanh càng khiến đồ ăn mất vệ sinh hơn.

     
     Đồ chế biến sẵn không được che đậy hứng đầy bụi bẩn...

    Theo một điều tra của Bộ Y tế Việt Nam về thức ăn đường phố tại 11 địa phương thì hầu hết bàn tay của người kinh doanh, chế biến thức ăn đường phố đều bị nhiễm vi khuẩn E.coli. Ở Hà Nội là 43,42\%, Sài Gòn 67,5\%, Đà Nẵng 70,7\%. Các thực phẩm, thức ăn cho dù đã được nấu chín nhưng qua kiểm tra vẫn phát ra nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hại. Tại Nam Định, 100\% mẫu các loại giò, chả, nem chua, lòng heo chín có vi khuẩn E.coli, còn tại Thành phố Hồ Chí Minh là 90\% bị nhiễm E.Coli, ngoài ra mặt hàng kem bán tại các cổng trường học ở đây cũng nhiễm tới 96\% có vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa.

    Khi được hỏi về nỗi lo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều thực khách cũng tặc lưỡi cho qua, bạn Trịnh, sinh viên Đại học Bách khoa nói: “Mình là sinh viên, ở trọ trong kí túc xá, không được nấu nướng bên trong phòng, toàn phải ăn ngoài quán, hôm ăn mỳ, hôm ăn cơm, mà mình là sinh viên chỉ đủ tiền ăn những quán cơm bình dân thế này. Biết là không đảm bảo vệ sinh cho lắm nhưng nó rẻ tiền và nhanh nên không chỉ mình mà hầu hết các bạn sinh viên đều vậy.”

    Anh Thành (Ninh Bình) đưa người nhà ra Bệnh viện Bạch Mai chữa bệnh chia sẻ: “Tôi nhìn thấy họ chế biến đồ ăn cũng không đảm bảo lắm, nhưng đi chữa bệnh nên cũng phải tiết kiệm tiền, chỗ nào rẻ thì ăn, chứ ở quê làm ruộng tiền đâu mà vào quán sang trọng, sạch sẽ để ăn”.

    Chỉ nhìn bằng mắt thường chúng ta cũng có thể nhận thấy sự mất vệ sinh của các loại thức ăn nhanh, được chế biến sẵn rồi bày bán trên vỉa hè, thế nhưng các quán ăn vẫn rất đông đúc khách, đặc biệt là vào tầm giờ trưa hoặc chiều tối.

    Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và 100 – 200 ca tử vong. Và số lượng các ca ngộ độc thực phẩm này lại có dấu hiệu không ngừng tăng lên mỗi dịp hè tới.

    Cũng chính vì tâm lý khuất mắt trông coi, và vì sự tiện lợi, nhanh, rẻ nên đồ ăn nhanh vẫn là lựa chọn của nhiều người. Do đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành thứ yếu của những thực khách này.

    “Hậu trường” quán xá, chợ cóc

    Hầu hết bát đĩa, dụng cụ ăn uống sau khi ăn xong được tráng rất qua loa trong một xô nước, có khi mỡ, đồ ăn thừa, nước rửa bát…còn dính đầy trên bát, đĩa rồi lại tiếp tục được chủ quán dùng đựng thức ăn cho những khách hàng khác. Một xô nước còn được dùng để rửa hàng trăm cái bát trong một ngày.

     
     Khu để các dụng cụ đựng đồ ăn rất mất vệ sinh.

    Điểm qua một số chợ, nhiều thực phẩm như rau, cá, gà…còn được sơ chế, bày bán tràn lan ngay trên nền gạch, bám đầy bụi đường.

     Thịt lợn được đặt trên tấm phản đã mốc đen xì
    Khi có cảnh sát trật tự tuần tra thì họ lại dọn đồ...chạy làm nhốn nháo cả một đoạn đường.

    Bất cứ chỗ trống nào trên đường phố, ngõ hẻm có thể tận dụng được làm nơi buôn bán thực phẩm thì người dân... lấn chiếm ngay. Dù nơi đó có phải là vỉa hè, lề đường, hay thậm chí là gần nhà vệ sinh, cống rãnh thì cũng cố bám trụ để buôn bán. Có người bán thì ắt sẽ có người mua.

     


     
     
     
     

     

     

     

     
     
     Thực phẩm được sơ chế và bày bán dề dãi trên đống đổ nát, nhầy nhụa...

    Ở nước ta, các loại thực phẩm, thức ăn đường phố đã trở thành nét văn hóa đặc thù với số đông người sử dụng. Vẫn biết là mất vệ sinh nhưng nhiều người vẫn tìm đến nơi bày bán những mặt hàng này bởi đây có lẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn với túi tiền của họ.

    Minh Gianh

    Xem thêm video Dân Thủ đô chật vật tìm cách tránh nồm:

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kinh-hoang-voi-thuc-an-duong-pho-sieu-ban-a23670.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cho phép bác sĩ kê đơn thực phẩm chức năng: Lợi thì có lợi…

    Cho phép bác sĩ kê đơn thực phẩm chức năng: Lợi thì có lợi…

    (Sức khỏe Online) - Bắt đầu có mặt tại Việt Nam khoảng chục năm trở lại đây, các loại thực phẩm chức năng (TPCN) chưa bao giờ "bùng nổ" như thời điểm hiện nay. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, tính đến năm 2013 tại Việt Nam có khoảng 1.800 doanh nghiệp tham gia sản xuất TPCN và hiện có tới 10.000 loại TPCN đang lưu hành trên thị trường (trong đó có khoảng 40\% là nhập khẩu).