Kỳ 3: Vạch mặt doanh nghiệp "ăn bẩn" cả hạt muối của người nghèo ở Điện Biên?


Thứ 4, 20/03/2019 | 07:18


Vừa qua, một số doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách để trục lợi bằng việc cung cấp muối "dởm" cho người nghèo.

Vừa qua, một số doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách để trục lợi bằng việc cung cấp muối "dởm" cho người nghèo. Dư luận cho rằng phải "vạch mặt" làm rõ trách nhiệm doanh nghiệp "ăn bẩn" cả hạt muối cho người nghèo.

Kỳ III: Bán muối "dớm" cho người nghèo là tội ác không thể dung tha

Như thông tin chúng tôi phản ánh ở các bài viết trước gồm: “Điện Biên: Bất ngờ hộ nghèo được cấp muối “dởm” không có hàm lượng i-ốt” (http://khoe365.net.vn/dien-bien-bat-ngo-ho-ngheo-duoc-cap-muoi-dom-khong-co-ham-luong-i-ot-57935.htm) và Phản hồi của chính quyền về việc hộ nghèo phải sử dụng muối "dởm" không có i ốt ở Điện Biên (http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/phan-hoi-cua-chinh-quyen-ve-viec-ho-ngheo-phai-su-dung-muoi-dom-khong-co-i-ot-o-dien-bien-a264660.html)  về chất lượng muối, bột canh i-ốt, cung cấp cho các hộ nghèo của tỉnh Điện Biên theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không có hoặc thiếu hàm lượng i-ốt. 

Doanh nghiệp im lặng!

Sau buổi làm việc trao đổi thông tin với đại diện một số công ty có liên quan tại tòa soạn, PV có đề nghị tiếp cận thông tin về các hóa đơn, số lô hàng, khối lượng, phiếu xuất sản phẩm và ý kiến của Công ty về việc cung cấp sản phảm kém chất lượng cho các hộ nghèo thuộc huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

Theo thông tin PV nhận được có 12 xã của huyện Mường Chà được thụ hưởng chương trình với tổng kinh phí hơn 760.000.000 đồng, nhưng tất cả những gì mà hộ nghèo tại đây nhận và sử dụng lại là các sản phẩm kém chất lượng hay nói cách khác là muối “dởm” trong bao bì “xịn”. Mục tiêu hỗ trợ đời sống của người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đang bị lợi dụng làm giảm tính nhân văn của chính sách.

Thực hiện Quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấp phát muối và bột canh i-ốt cho các hộ nghèo không chỉ có ở huyện Mường Chà mà được nhiều địa phương của tỉnh Điện Biên triển khai từ nhiều năm nay. Một điều rất được quan tâm là được triển khai từ nhiều năm, nhiều huyện, nhiều người sử dụng vậy phải chăng nhiều năm vẫn sản phẩm ấy, một sản phẩm “dởm” không đạt chỉ tiêu chất lượng khi chính sách của Đảng và Nhà Nước là cần thiết, đúng đắn thì sản phẩm cung cấp lại làm mất đi niềm tin ở nơi người dùng.

Thương hiệu Hải Châu cũng không đạt chất lượng?

Bất ngờ với một loạt danh sách các đơn vị sản xuất muối kém chất lượng, được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản tỉnh Điện Biên nêu tên. Trong đó có các ông lớn ngành muối, bột canh i-ốt như: Sản phẩm Bột canh i-ốt Hải Châu do Công ty bánh kẹo Hải Châu sản xuất…

Sản phẩm bột canh i-ốt Hải Châu được người tiêu dùng sử dụng rất nhiều từ miền xuôi đến miền núi. Mặc dù, Bột canh i-ốt Hải Châu không nằm trong Quyết định 102 của Thủ tướng Chính phủ là cung cấp cho đồng bào nghèo nhưng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản cũng lấy mẫu đi kiểm định. Vì đây là Bột canh mà người tiêu dùng sử dụng khá nhiều.

Để làm rõ hơn về việc các sản phẩm kém, không đạt chất lượng theo như kết quả kiểm nghiệm mẫu muối, bột canh mà Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản tỉnh Điện Biên đưa ra, sau nhiều ngày đặt lịch chờ đợi, PV đã có buổi trao đổi thông tin với ông Nguyễn Văn Hội là Tổng Giám đốc, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Bánh kẹo Hải Châu. Ông Hội cho hay: “Phía Công ty đang cho xác minh lại, không có chuyện làm văn bản mà không có đối tượng mà dám ra quyết định”. Tôi sẽ trực tiếp lên làm việc lại với Điện Biên và tôi hết sức bất ngờ khi nhận được văn bản như vậy”.

Theo trao đổi với PV, ông Hội cho rằng, việc kiểm tra của cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên như vậy là đơn phương, không đúng và thiếu cơ sở để ra thông báo. “Tôi khẳng định là sẽ làm đến cùng việc này”, ông Hội nói. Và cũng theo ông Hội thì sau khi làm việc thì sẽ trả lời thông tin với báo chí.

Kết quả kiểm nghiệm mẫu muối, bột canh của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản tỉnh Điện Biên.

PV gặng hỏi rất nhiều về việc “không phát hiện thấy i-ốt trong mẫu sản phẩm” của Bột canh i-ốt Hải Châu” theo như tiêu chí ghi ở trên bao bì và đăng ký chất lượng sản phẩm thì không Hội không giải thích thêm gì. Ông vẫn chỉ trả lời rằng, việc làm của trên Điện Biên là không đúng, bất ngờ về thông báo…

Xã hội - Kỳ 3: Vạch mặt doanh nghiệp 'ăn bẩn' cả hạt muối của người nghèo ở Điện Biên? (Hình 2).

Bột canh i-ốt Hải Châu được nhiều bà nội trợ tin dùng cho bữa ăn hàng ngày của gia đình. Trước thông tin, Bột canh i-ốt Hải Châu không có hàm lượng i-ốt như đã in trên bao bì của sản phẩm, chị Hương, người nội trợ cho biết: “Tôi tin tưởng Bột canh i-ốt Hải Châu và sử dụng bao nhiêu năm nay, thế mà giờ đây lại không có i-ốt. Vậy, doanh nghiệp đã lừa chúng tôi sao? Tôi, với tư cách người tiêu dùng, sẽ đem sản phẩm đi kiểm nghiệm độc lập. Nếu đúng không có hàm lượng i-ốt, tôi sẽ kiện Hải Châu. Tôi mua sản phẩm ở siêu thị, có bill hàng thanh toán hẳn hoi. Công ty này không thể nói rằng sản phẩm trôi nổi được…”.

Chúng tôi tiếp tục theo dõi và chuyển đến bạn đọc thông tin mới nhất về muối “dởm”, muối không có i-ốt cho người nghèo.

Linh Nam

Nguồn: Khỏe 365

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-3-vach-mat-doanh-nghiep-an-ban-ca-hat-muoi-cua-nguoi-ngheo-o-dien-bien-a265905.html