+Aa-
    Zalo

    Kỳ bí "giếng thần" đổi màu khi phụ nữ "đến tháng" xuống lấy nước

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) – Từ xưa cho tới bây giờ, những người mẹ trong làng thường nhắc con gái mình nếu "đến tháng" thì không được ra gếng Đồng lấy nước.

    (ĐSPL) – Từ xưa cho tới bây giờ, những người mẹ trong làng thường nhắc con gái mình nếu "đến tháng" thì không được ra gếng Đồng lấy nước.

    Rồng phun nước vào giếng?

    Đến nay, người dân làng Quảng Phong, xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An vẫn truyền tai nhau những câu chuyện huyền bí về “giếng thần” của làng. Người dân Quảng Phong không ai biết giếng Đồng mà họ coi như “báu vật” có từ năm nào nhưng câu chuyện lúc đào giếng thì bất cứ ai trong làng cũng nhớ rõ.

    Ngày ấy, trời nắng hạn dân làng phải đến các làng khác gánh nước về sinh hoạt. Một ngày nọ, có ông thầy lang người Tàu vào làng bán thuốc, biết tài của thầy lang, người dân nhờ ông chỉ cho một mạch nước để đào giếng.

    Sau khi dạo quanh làng, ông thầy lang dừng lại ở khu đất giáp với đồng ruộng và bảo người dân đào giếng ở đây. Vừa đào xong giếng, nước cứ ào ạt chảy ra chẳng mấy chốc đã ngang bằng mặt giếng mặc dù trời đang hạn hán.

    Sau một thời gian, dân làng mới phát hiện gần giếng Đồng là nơi chôn cất vàng bạc châu báu của người Tàu. Các cụ cao niên trong làng kể lại rằng, để bảo vệ của cải, người Tàu đã chôn theo một cô gái trẻ đẹp cùng số vàng bạc ấy đến khi họ quay trở lại lấy đi thì dân làng mới biết rõ sự tình.

    Kỳ bí “Giếng thần” đổi màu khi phụ nữ đến tháng xuống lấy nước
    "Giếng thần" luôn được bao bọc bởi những bụi rậm.

    Cụ Lê Thị Kiêm (84 tuổi) - một trong những cao niên của làng cho biết: “Cha tôi có kể lại rằng, người Tàu đã từng chôn vàng bạc cùng với một người con gái trẻ đẹp gần giếng Đồng để canh giữ số của cải đó. Khu vực đó giờ đây có mọc lên một cây duối rất lớn, một gia đình sống cạnh đó có làm bàn thờ phía dưới gốc cây để hương khói”.

    Những câu chuyện theo kiểu “tam sao thất bản” vẫn chưa dừng lại khi có ông thầy địa lý từ TP Vinh (Nghệ An) vào làng chơi và dừng lại ở Giếng Đồng phán rằng: "Giếng này không bao giờ có thể cạn được vì đầu rồng thần nằm ở đây. Nước ở trong giếng chính là do rồng thần ngày đêm phun vào".

    Người dân ở đây cho biết, từ trước tới nay giếng chưa bao giờ cạn. “Mấy năm trước làng muốn vét giếng đã huy động hàng chục máy bơm nước để hút nhưng không thể cạn, mọi người không hiểu tại sao. Từ ngày ấy, nó được xem như “báu vật” của làng và được giữ gìn cẩn thận. Cho tới ngày nay “giếng thần” vẫn giữ được vẻ huyền bí vốn có của nó” - một người dân ở làng Quảng Phong cho hay.

    “Giếng thần” đổi màu

    Trải qua bao năm tháng, “giếng thần” nay vẫn còn nguyên vẹn như xưa. Khác với các giếng khác trong khu vực, giếng Đồng có kiến trúc rất kỳ quái. Với cấu trúc hình tròn nhưng không có thành giếng bao quanh, nhìn xa trông giống như một hồ nước được bao bọc xung quanh bởi các lùm cây.

    Bên cạnh đó, người đân đã đào thêm một giếng khác gọi là giếng Lóng. Giếng Lóng và giếng Đồng được ngăn cách bởi lớp sỏi tự nhiên để lọc nước từ giếng Đồng sang, tiện cho việc lấy nước.

    Mặc dù có sau giếng Đồng nhưng người dân nơi đây vẫn lưu truyền câu chuyện người mẹ đi tìm con. Tương truyền ngày xưa khi ngang qua “giếng thần” chợt nghe có tiếng nói “muốn tìm được con thì phải khóc cho đến khi hai mắt rơi xuống giếng”. Nghe thấy vậy, người mẹ ngồi bên giếng khóc đến khi không còn đôi mắt. Hai con mắt rơi xuống giếng biến thành hai viên ngọc và mỗi khi trăng tròn hai viên ngọc lại phát sáng dưới đáy giếng.

    Kỳ bí “Giếng thần” đổi màu khi phụ nữ đến tháng xuống lấy nước
    Ông Tăng Văn Tập xác nhận "giếng thần" đổi màu khi phụ nữ đến tháng xuống lấy nước là sự thật.

    Có một điều lạ mà người dân nơi đây vẫn không thể hiểu được, vì sao tất cả các giếng trong làng đều bị nhiễm phèn và nước có màu vàng đục không thể dùng để sinh hoạt, duy chỉ có giếng Đồng lại cho nước rất trong và ngọt. Song đấy chưa phải là điều duy nhất khiến người dân coi đó là “giếng thần”.

    Một điều lạ mà không ai trong làng có thể lý giải được là khi một người phụ nữ "đến tháng" nếu đến "giếng thần" lấy nước thì ngay lập tức, nước trong giếng liền chuyển sang màu nâu đục và phải mất một tuần sau, nước trong giếng mới trong trở lại như bình thường.

    Bởi vậy, những người phụ nữ khi đi gánh nước ở giếng cần phải chú ý tới điều này. Từ xưa cho tới bây giờ, những người làm mẹ trong làng thường nhắc con gái mình nếu "đến tháng" thì không được ra gếng Đồng lấy nước. Nhiều người dân cho rằng “giếng thần” đổi màu nước là do thần giếng nổi giận và sẽ không cho nước trong thời gian ấy.

    Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, vì thành giếng là đất nên rong rêu phát triển nhanh cộng thêm lá cây quanh giếng rụng xuống nên mỗi năm làng phải vệ sinh giếng một lần. Những lúc như vậy làng không cho phụ nữ tham gia cũng vì sợ chính điều ấy xảy ra. Những hiện tượng lạ này đã trở thành câu chuyện xuyên suốt mỗi khi nhắc tới giếng Đồng.

    Trao đổi với phóng viên, ông Tăng Văn Tập - trưởng thôn làng Quảng Phong cho biết: “Việc giếng Đồng đổi màu nước mỗi lần có người phụ nữ đến tháng xuống lấy nước là có thật chứ không phải chuyện đùa. Người dân nơi đây nhiều lần chứng kiến hiện tượng lạ này và không sao hiểu nổi”.

    Kỳ bí “Giếng thần” đổi màu khi phụ nữ đến tháng xuống lấy nước

    Cụ Lê Thị Kiêm đang kể lại câu chuyện kỳ bí xung quanh"giếng thần" cho phóng viên.

    Lấy “nước tiên” đêm giao thừa

    Không biết có từ khi nào mà người dân trong làng có tục lấy "nước tiên" đêm giao thừa. Cứ mỗi năm, sau phút giây giao thừa, người dân lại kéo nhau ra giếng Đồng lấy nước mang về nhà. Họ tin rằng, mang “nước tiên” ở "giếng thần" về nhà là lộc đầu năm, một năm mới sẽ an lành hạnh phúc.

    Ngoài ra, những thửa ruộng trồng hoa màu của bà con nằm gần giếng không ai dám bón phân chuồng vì sợ mạo phạm đến “giếng thần” nhưng vẫn xanh tốt và cho năng suất cao hơn ở những nơi khác.

    Nhiều gia đình trong làng vẫn thường xuyên ra giếng Đồng lấy nước về dùng, mặc dù đã có bể chứa nước. Theo ông Tập thì giờ đây, nhiều người ngoài làng, ngoài xã lúc mùa hạn đến vẫn thường lên đây chở nước về sinh hoạt.

    Thành An - Công Phạm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-bi-gieng-than-doi-mau-khi-phu-nu-den-thang-xuong-lay-nuoc-a22571.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Lý giải những câu chuyện khó tin bên 9 miệng giếng thiêng

    Lý giải những câu chuyện khó tin bên 9 miệng giếng thiêng

    Đền Chín Giếng (hay còn gọi đền Cô Chín) nổi tiếng linh thiêng nhất nhì xứ Thanh, trước thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tên của ngôi đền bắt nguồn từ 9 miệng giếng thiêng quanh năm đùn nước không bao giờ cạn dưới mặt dòng suối tự nhiên chảy qua đền Sòng và đền Chín Giếng.đ

    Đứt dây tời, 7 thợ lò bị rơi xuống giếng than

    Đứt dây tời, 7 thợ lò bị rơi xuống giếng than

    (ĐS&PL) - Trong lúc một kíp công nhân đang theo hệ thống tời xuống hầm lò làm việc thì dây tời kéo các toa bất ngờ bị đứt, làm 7 người bị rơi xuống giếng than. Vụ tai nạn khiến 3 công nhân tử vong và 4 người còn lại bị thương nặng.