+Aa-
    Zalo

    Kỳ lạ những biện pháp phong tỏa chống dịch Covid-19 của các quốc gia trên thế giới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các quốc gia trên khắp thế giới đang áp dụng nhiều loại hình phong tỏa và cách ly xã hội khác nhau, trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

    Các quốc gia trên khắp thế giới đang áp dụng nhiều loại hình phong tỏa và cách ly xã hội khác nhau, trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

    Ở Panama, các hạn chế di chuyển hiện dựa trên giới tính. Ảnh: BBC

    Panama

    Quốc gia Trung Mỹ, nơi đã có gần 1.000 trường hợp nhiễm Covid-19 được ghi nhận, đã công bố các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt nhằm giữ khoảng cách xã hội, trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus corona.

    Đàn ông và phụ nữ có thể rời khỏi nhà của họ hai giờ một lần, song vào những ngày khác nhau. Cụ thể, đàn ông sẽ được phép ra ngoài vào thứ tư, phụ nữ sẽ ra ngoài vào một ngày khác trong tuần. Không ai sẽ được phép ra ngoài vào chủ nhật.

    "Việc kiểm dịch tuyệt đối này không nhằm mục đích gì hơn là cứu mạng bạn", Bộ trưởng An ninh Juan Pino nói trong cuộc họp báo.

    Colombia

    Ở một số thị trấn Colombia, mọi người được phép ra ngoài dựa trên số cuối của số ID quốc gia của họ.

    Ví dụ: những người ở Barrancabermeja có số ID kết thúc bằng 0, 7 hoặc 4 được phép rời khỏi nhà vào thứ hai, trong khi những người có số ID kết thúc 1, 8 hoặc 5 có thể ra ngoài vào Thứ ba.

    Giáp quốc gia này, Bolivia đang đề xuất một cách tiếp cận tương tự.

    Serbia

    Trong một khoảng thời gian, chính phủ của Serbia đã công bố "giờ đưa chó đi dạo" từ 20h đến 21h cho những người chủ bị phong tỏa do dịch Covid-19. Tuy nhiên, quy định đã bị gỡ bỏ, khiến nhiều người nuôi chó phản đối.

    Một bác sĩ thú y nói rằng bỏ qua việc đi bộ buổi tối có thể làm cho những chú chó gặp vấn đề về tiết niệu, đồng thời “làm tồi tệ thêm điều kiện vệ sinh cơ bản trong nhà của những người nuôi chúng”.

    Bêlarut

    Tổng thống Alexander Lukashenko khiến dư luận chú ý bởi phản ứng khác thường của ông đối với sự bùng phát của đại dịch Covid-19.

    Ông cười nhạo với đề nghị rằng đất nước của ông nên cố gắng ngăn chặn sự lây lan của virus corona, vì ông không thể nhìn thấy virus bay xung quanh.

    Nói chuyện với một phóng viên truyền hình tại một trận đấu khúc côn cầu trên băng trong nhà, ông cũng tuyên bố rằng đám đông tại trận đấu vẫn ổn vì sự lạnh lẽo của sân vận động sẽ ngăn chặn virus lây lan.

    “Không có virus ở đây. Bạn chưa thấy chúng bay xung quanh phải không? Tôi cũng không thấy chúng. Đây là một chiếc tủ lạnh, thể thao trên băng ở đây là phương pháp chống virus tốt nhất”, Tổng thống Lukashenko nói.

    Ông cũng đã trích dẫn việc uống vodka và các chuyến đi thường xuyên đến phòng tắm hơi như là cách để tránh virus - điều này hoàn toàn đi ngược lại với những khuyến cáo của các chuyên gia y tế.

    "Giờ đi dạo cho chó" tại Serbia không hoạt động tốt và phải bị loại bỏ. Ảnh: BBC

    Thụy Điển

    Dù đã có 4.500 ca nhiễm Covid-19, Thụy Điển không áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt như một số quốc gia châu Âu khác. Chính phủ hy vọng mọi người sẽ cư xử hợp lý và tin tưởng họ làm điều đúng đắn.

    Những cuộc tụ họp trên 50 người đã bị cấm từ ngày 29/3, nhưng trường học cho trẻ em dưới 16 tuổi vẫn mở cửa. Quán rượu và nhà hàng vẫn cung cấp dịch vụ và nhiều người vẫn giao tiếp như bình thường.

    Các quán rượu và nhà hàng vẫn có thể cung cấp dịch vụ và nhiều người vẫn giao tiếp như bình thường.

    Chiến lược này đang nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau ở trong và ngoài nước, nhưng chỉ có thời gian mới biết cách tiếp cận thoải mái của Thụy Điển có phản tác dụng hay không.

    Malaysia

    Chính phủ Malaysia đã bị chỉ trích dữ dội sau khi đăng hàng loạt áp phích về cách phòng tránh xung đột gia đình trong thời gian phong tỏa vì Covid-19. Chính phủ đã yêu cầu các bà vợ trang điểm, trưng diện và tránh cằn nhằn chồng.

    Những lời khuyên này vấp phải sự phản đối dữ dội của người dân và chính phủ Malaysia sau đó đã gỡ những áp phích này.

    Áo

    Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng những người khỏe mạnh không cần phải đeo khẩu trang trừ khi chăm sóc người bị bệnh, Áo đã bắt buộc mọi người phải sử dụng chúng trong các siêu thị.

    Các quy tắc mới được giới thiệu bởi Thủ tướng Sebastian Kurz và có hiệu lực với hàng triệu khẩu trang được cung cấp.

    Mặc dù người dân đeo khẩu trang là một cảnh tượng phổ biến ở nhiều nơi ở châu Á, nhưng nhiều nước châu Âu cho rằng điều này không cần thiết. Áo là quốc gia thứ tư tại châu Âu áp dụng quy định đeo khẩu trang để phòng chống Covid-19.

    Mộc Miên (Theo BBC)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-la-nhung-bien-phap-phong-toa-chong-dich-covid-19-cua-cac-quoc-gia-tren-the-gioi-a321634.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan