+Aa-
    Zalo

    Kỳ lạ tục làm mâm cúng người sống của người Nùng ở Bắc Giang

    • DSPL
    ĐS&PL Đồng bào dân tộc Nùng tin rằng người chết không thể ăn được, nên chỉ "cúng" người khi còn sống.

    Nếu như người Việt làm mâm cúng cho người đã khuất nhằm tỏ lòng biết ơn thì người Nùng tại Bắc Giang lại có tục lệ đặc biệt là không làm giỗ cho người đã khuất.

    Nhiều phong tục tốt đẹp vẫn được người Nùng lưu giữ

    Chia sẻ trên Người Đưa Tin, ông Hứa Viết Trung, người dân tộc Nùng ở Bắc Giang cho biết: "Dân tộc tôi có phong tục không cúng người đã khuất mà chỉ "cúng" người sống. Không giống như các dân tộc thiểu số khác, người Nùng có tục không cúng giỗ những người đã qua đời. Chúng tôi tin rằng, người đã chết không thể ăn và thưởng thức nên việc cúng gà, lợn, trâu, bò sẽ không còn cần thiết và ý nghĩa. Thay vì nhớ ngày để cúng giỗ bố mẹ, ông bà tổ tiên sau khi họ mất đi, con cháu sẽ phải nhớ ngày sinh của bố mẹ để tổ chức sinh nhật.

    Khi bố hoặc mẹ bước sang tuổi 61 các con kể cả trai và gái sẽ phải có tránh nhiệm tổ chức sinh nhật cho bố mẹ, trong đó con gái đã đi lấy chồng sẽ có trách nhiệm chính lo về tài chính. Các con sẽ bàn bạc trước với bố mẹ làm bao nhiêu mâm, thịt bao con lợn, gà, trâu mời họ hàng, làng xóm đến ăn chúc mừng. Ít nhất các con sẽ phải tổ chức cho cả bố và mẹ mỗi người ba lần, có thể liên tiếp trong ba năm liền, cũng có thể ngắt quãng tùy vào điều kiện kinh tế và sự thống nhất của các con.

    Gia đình nào có bao nhiêu con gái đã lập gia đình sẽ lần lượt phân chia tổ chức sinh nhật cho bố mẹ. Trong trường hợp không có con gái hoặc ít thì mới đến lượt con trai làm việc này".

    Việc tổ chức sinh nhật này tùy theo điện kiện từng gia đình, có thể làm to, nhỏ khác nhau. Gia đình có điều kiện kinh tế khá có thể làm mấy chục mâm cỗ, con cháu về ăn uống linh đình. Gia đình không có điều kiện chỉ làm 1, 2 mâm sum họp, cho cha mẹ vui lòng.

    Việc làm sinh nhật cho cha, mẹ cũng không đều đặn hàng năm. Trong điều kinh tế chưa cho phép con cái vẫn có thể xin bố mẹ hoãn một đến vài năm

    Căn nhà của người Nùng - Ảnh: Vietnamnet

    Ông Đào Văn Quảng, Phó chủ tịch UBND xã Tam Dị, Lục Nam thông tin thêm trên Vietnamnet: "Xã Tam Dị có 18 nghìn dân, trong đó có khoảng 4 nghìn người dân tộc Nùng. Trước đây, người Nùng có những phong tục tập quán khác biệt như trong các đám cưới, cô dâu sau khi có con mới về nhà chồng hay họ làm đám cưới linh đình ăn uống 2, 3 ngày liên tục.

    Tuy nhiên, những tập tục đó giờ không còn nữa, người Nùng dần dần sinh hoạt văn hóa như người dân tộc Kinh".

    Cũng theo vị Phó Chủ tịch xã, kinh tế của người Nùng ở xã Tam Dị ngày nay khá hơn do họ có nhiều ruộng nương, rừng và hiện tại số lượng người đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… nhiều.

    Ví dụ thôn Bãi Lời, xã Tam Dị, do kinh tế khá nên 500 hộ dân ở đây đã góp kinh phí, mua đất để làm sân bóng riêng cho thôn, góp tiền mở các giải bóng đá, bóng chuyền, hội hát then… khiến đời sống vật chất, tinh thần của người Nùng ở đây trở nên sôi động hơn.

    Quỳnh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-la-tuc-lam-mam-cung-nguoi-song-cua-nguoi-nung-o-bac-giang-a285978.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan